You are currently viewing Các công ty than giải quyết bài toán thiếu hụt thợ lò như thế nào?

Các công ty than giải quyết bài toán thiếu hụt thợ lò như thế nào?

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:13 mins read

Thu hút lao động hầm lò, đâu là giải pháp thiết thực mà các công ty than cần thực hiện?

Công ty than là đơn vị cung cấp than chính cho thị trường, đảm nhận vai trò chủ chốt trong sản xuất và tạo dựng nguồn cung cho đất nước. Trong cơ cấu an ninh năng lượng, than đá được đánh giá cao, và là nguồn trụ cột chính không thể thiếu của quốc gia. Để đảm bảo kịp tiến độ tiếp ứng cho thị trường, các đơn vị cung cấp than đã tăng cường khai thác tối đa, tuy nhiên, vấn đề về nhân công là bất cập cản trở nhiều nhất. Vậy thực trạng hiện tại như thế nào? Những giải pháp nào được đề ra để giải quyết tối đa?

Công ty than đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn thợ như thế nào?

Thợ mỏ là nguồn nhân lực chính, giúp các công ty than đảm bảo đủ nguồn hàng sản xuất ra thị trường. Nguồn nhân lực ổn định giúp cho việc tăng trưởng ngành than trở nên bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay, sức hút của nghề không đủ cao để thuyết phục các thợ mỏ trụ lại với nghề. Nhiều người đã chấm dứt hợp đồng lao động vì nhiều lý do khác nhau.

Các công ty than cho biết, hàng năm, mỗi cơ sở phải tuyển dụng ít nhất 8500 công nhân hầm lò, tùy thuộc vào quy mô công ty lớn hay nhỏ. Trong đó, hơn ½ là để tăng sản lượng và phần còn lại để bù trừ, dự bị cho số người nghỉ việc trước đó. 

Tuy nhiều đơn vị đã cải thiện phần lương nhưng vẫn không khắc phục hoàn toàn tình trạng thiếu nhân lực. Nhiều người vẫn nộp đơn xin nghỉ, mặc dù lương nhận của họ lên tới 16 triệu đồng. Thống kê cho năm 2016, 5% công nhân hầm lò và thợ cơ điện lò đã ngừng ký tái hợp đồng, thậm chí tăng đột biến và vượt ngoài con số dự định tuyển trong thời gian tới. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho các công ty than là, phải làm thế nào để giải quyết tình hình này?

Thiệt hại kinh tế ngành do thiếu nguồn nhân lực là điều không tránh khỏi. Thứ nhất, việc bắt kịp thời cơ để tăng lợi nhuận là điều khó khăn, do không đủ nguồn lực để tiếp ứng. Thứ hai, số lượng người có kinh nghiệm nghỉ nhiều, các công ty than phải bỏ thời gian và chi phí nhiều hơn để đào tạo lại lực lượng tuyển dụng mới. Việc này tiếp diễn liên tục gây ảnh hưởng lớn, có năm ước tính thiếu hụt khoảng 150 tỷ đồng. Thứ 3 chất lượng nguồn lao động giảm mạnh, khiến công tác khai thác than kém hiệu quả. 

Đứng trước khó khăn trước mắt, việc nghiên cứu và tìm giải pháp thu hút thợ mỏ than  đá được tập trung và yêu cầu triển khai nhanh.

Công ty than lý giải vì sao các thợ mỏ thường không gắn bó với nghề một cách lâu dài và buộc họ phải đăng tuyển liên tục

Các công ty than thường xuyên xử lý các hồ sơ nghỉ việc và tuyển dụng lao động mới. Số người bỏ việc, từ chối hợp đồng ngày càng nhiều, khiến cho các đơn vị quản lý này phải rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn lực khai thác trầm trọng. Để khắc phục, họ huy động nhanh bằng hình thức tuyển dụng mới và đào tạo,… nhằm tăng tính thu hút cao.

Việc lao động bỏ việc gây ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh và cả sự chủ động trong nhiều khía cạnh khác. Do đó, tính thiết yếu về nguồn lao động được các công ty than đặt lên hàng đầu, để tránh tình trạng mất cân động và không điều khiển được kế hoạch đề ra, gây tổn thất, thua lỗ.

Nguyên nhân lý giải vì sao các công nhân hầm lò không thể trụ chân lâu dài là vì, lương vẫn còn ở mức thấp (38%), môi trường lao động và điều kiện làm việc quá khắc nghiệt, chiếm 40%. Công tác khai thác than đá phải sâu trong lòng đất từ 3-4 km mới đến khai trường. Trong hầm mỏ, các công nhân phải chịu sự nóng bức, tiếng ồn máy khai thác, bụi, ẩm, không có ánh sát, buộc phải dùng những công cụ thiết bị hỗ trợ; đồng thời rủi ra công việc khá cao. Nếu không có kinh nghiệm xử lý tình huống rất dễ bị cháy nổi khí và bậc nước trong hầm lò, sụp lò do cháy mỏ….

Ngoài ra, theo các công ty than cho biết, yếu tố địa lý, tức nơi làm việc, cũng tác động ít nhiều đến quyết định của thợ mỏ (6%). Thường các mỏ và khu ở tập thể cách xa trung tâm rất nhiều, dẫn đến những khó khăn nhất định về gia đình, đi lại,…

Sự cạnh tranh thi đua trong nghề cũng có thể biến thành một áp lực vô hình, khiến cho tỉ lệ nghỉ việc tăng cao. Nhiều người kém kinh nghiệm sẽ dễ cảm thất bại và muốn tìm nghề khác tốt hơn, thu nhập cao hơn (10%).. 

Các công ty than nghiên cứu giải pháp quản lý tốt nguồn nhân lực thợ mỏ, thu hút và giữ chân nguồn lao động

Cách tiếp cận quản lý tốt nguồn nhân lực là hướng mà các công ty than đang tập trung và phân tích cho thời điểm hiện tại. Phát triển nhân lực là điều kiện cần và đủ để ngành công nghiệp tiến lên và giúp cho việc hội nhập quốc tế trở nên dễ dàng. Vì thế, giải pháp thu hút nhân lực cần khẩn trương và thực hiện nhanh. 

Về chiến lược tổng thể, việc thống kê số liệu và xử lý thông tin được ưu tiên trước. Công tác này nhằm nắm chắc tình hình thực tại và đưa ra những lý thuyết hướng đến, sau đó khắc phục bằng những kế hoạch xác định cụ thể. Với những cơ sở nghiên cứu cho thấy, các công ty than hoàn toàn có khả năng thu hút và giữ chân thành công công nhân hầm lò. 

Nội dung thể hiện sẽ thông qua những mặt như công cụ kinh tế (nâng cao lương, thu hút chính sách thưởng và phúc lợi trong lao động),… yếu tố này giúp duy trì mức sống tốt hơn và tinh thần của người lao động trở nên đa dạng hơn, thoải mái hơn trước những áp lực trong công việc.

Tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình khai thác, chẳng hạn, các công ty than đẩy mạnh ứng dụng hình thức công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong đời sống hầm lò, để giảm thiểu sức lực và gia tăng tính hiệu quả, an toàn cho người làm hơn. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ, phòng hộ; đào tạo thường xuyên nâng cao tay nghề, tăng kiến thức hiểu biết khi bắt đầu công việc….Từ những quan tâm trên sẽ khiến cho người lao động cảm thấy mình được trân trọng hơn, hài lòng hơn và tăng xác suất giữ chân họ ở lại. 

Tiếp theo sau là sử dụng công thức tâm lý bao gồm tuyên truyền và giáo dục. Công tác này sẽ tác động tinh thần rất cao và giúp hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của nghề, dẫn dắt ý chí, duy trì hành vi ổn định hơn… Trong quá trình làm việc, tăng cường hỏi han, hướng dẫn tận tình, đánh giá khắc phục….nhằm thúc đẩy công việc hoàn thiện tốt nhất. 

Nhìn chung, thu hút và gắn kết lao động không phải việc quá khó, tuy nhiên, nó không đồng nghĩa rằng quá dễ. Điều quan trọng mà các công ty than cần chú ý chính là, khéo léo trong cách quan tâm nguồn lao động, tăng cường các chính sách đãi ngộ nhiều hơn và chăm sóc đời sống tinh thần tốt cho nhân viên mình. Thu hút, giữ chân lao động rất quan trọng, vì nó là yếu tố quyết định tính thành bại của doanh nghiệp.

Trả lời