You are currently viewing Các loại than và những khó khăn cần giải quyết của thị trường than

Các loại than và những khó khăn cần giải quyết của thị trường than

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:13 mins read

Vị thế của than đá so với các nhiên liệu hoá thạch khác trong ngành công nghiệp

Ngày nay các loại than đã và đang đáp ứng cho hơn 80% nhu cầu về năng lượng cho toàn thế giới, có thể kể đến một số loại than tiêu biểu như than nâu, than gầy, than đá và than antraxit. Theo các dự báo của các chuyên gia, vào năm 2035 nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng khoảng 40% so với thời điểm năm 2010. Cùng lúc đó, nhiên liệu hóa thạch vẫn duy trì vị trí độc tôn của mình khi tiếp tục đáp ứng hơn 70% nhu cầu năng lượng toàn cầu. Điều gây ngạc nhiên nhất chính là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2035. Có thể nói than đá vẫn được xem là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất trong sản xuất điện toàn cầu vào năm 2035 (khoảng 33%).

Các năng lượng hóa thạch (bao gồm dầu, các loại than đá và khí đốt) được gọi là năng lượng không tái tạo được. Những nguồn năng lượng hóa thạch này được sử dụng để sản xuất điện hoặc tinh chế thành nhiên liệu để sử dụng trong việc đốt nóng hoặc vận hành các loại phương tiện giao thông. Theo Tạp chí Thống kê năng lượng thế giới, tổng trữ lượng nhiên liệu hóa thạch toàn cầu như sau: Than  sở hữu 1139 tỷ tấn; Khí đốt tự nhiên  sở hữu 187 nghìn tỷ mét khối; và Dầu thô đạt 1707 tỷ thùng, trong số đó thì than đá là loại nhiên liệu hoá thạch có trữ lượng nhiều nhất trên trái đất. Chính vì trữ lượng dồi dào nên các nhà cung cấp than đáđã tăng cường cung ứng loại nhiên liệu này cho nhiều lĩnh vực khác nhau sử dụng, bao gồm sản xuất điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng và thậm chí làm nhiên liệu lỏng. Thế giới đang tiêu thụ khoảng 7800 triệu tấn than và nó được sử dụng chủ yếu trong việc sản xuất điện. Hiện nay, than tạo ra khoảng 40% lượng điện trên toàn thế giới và tiếp tục là nguồn cung cấp điện chính trong vài thập kỷ tới đây. Trong tổng trữ lượng nhiên liệu hóa thạch đã được tìm thấy, trữ lượng than cao hơn nhiều so với các loại khác. Cũng chính nhờ trữ lượng than dồi dào trải dài khắp các lục địa mà giá than đá lại thấp hơn các loại nhiên liệu khác như dầu mỏ, khí đốt và khí tự nhiên. 

Tuy nhiên điểm mạnh của than đá còn ở nhiệt trị của chúng. Khi đốt cháy than đá toả ra không quá chênh lệch về năng lượng toả ra so các loại nhiên liệu khác, chẳng hạn như than đá có nhiệt trị vào khoảng 14000 BTU/lb, xăng là 20400 BTU/lb mà giá thành lại rẻ và ổn định hơn . Chính những đặc điểm trên đã khiến than đá trở thành một trong những loại nhiên liệu đi đôi với sự phát triển của nhân loại.

Hoạt động xuất nhập khẩu than và những vấn đề trước mắt cần quan tâm

Các loại than giữ vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của cả nước là chuyện không thể chối cãi. Nhưng hiện tại các doanh nghiệp, đơn vị mua bán than đá vẫn đang đau đầu vì những vấn đề của thị trường than. 

Nguồn cung các loại than hiện tại đang không đáp ứng kịp nhu cầu điện cả nước

Các loại than và khí vẫn là nguồn nhiên liệu chủ lực trong sản xuất điện cho đến thời điểm 2025 – theo báo cáo mới đây của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc cung cấp than đá và khí nhằm phục vụ cho các nhà máy điện đang gặp khá nhiều khó khăn. Trong thời gian gần đây, nhu cầu than cho sản xuất điện năng tăng nhanh một cách chóng mặt, từ 26.25 triệu tấn năm 2015 lên 44.37 triệu tấn năm 2018, tương đương với mức tăng trưởng 69%. Trong năm 2019, năng lực sản xuất than antraxit trong nước để cấp cho sản xuất điện chỉ khoảng 36 triệu tấn, chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu sản xuất điện trong nước. Theo Bộ Công Thương, tình trạng thiếu điện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2021 vì nhu cầu điện tăng nhanh trong khi tốc độ xây dựng các nhà máy điện cũng như nguồn cung than đá không kịp đáp ứng. Giải pháp hàng đầu là nhập khẩu than đá từ các quốc gia khác và pha trộn các loại than với nhau để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cao của thị trường. Dự kiến sẽ cần thêm 680 triệu tấn than nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2013. 

Cán cân xuất – nhập khẩu các loại than có đang cân bằng hay không?  

Về mặt xuất khẩu, sản lượng các loại than xuất khẩu trong năm nay đạt 13 triệu tấn nhưng giá than xuất khẩu lại không khả quan, chỉ đạt được 70 USD/tấn. Hoàn toàn đối lập với các năm trước đây, đối tác quan trọng của nền khai thác than Việt Nam là Trung Quốc đã không còn hứng thú với việc nhập loại than có chất lượng thấp như: than cám 6B, 7B… mà đòi hỏi loại than tốt như than cám 2, than cám 3… Thứ hai là điều kiện khai thác của ngành than ngày càng khó khăn do các mỏ lộ thiên tại Việt Nam đã dần cạn kiệt, chỉ còn sót lại 2 mỏ có thể khai thác là Na Dương và Khánh Hòa. Than mỏ Na Dương có tỷ lệ lưu huỳnh cao chỉ phục vụ cho Nhà máy Nhiệt điện Na Dương chứ không thể xuất khẩu cũng như mua bán được. Còn mỏ Khánh Hòa thì trữ lượng lại quá thấp, chưa kể đến việc điều kiện khai thác vô cùng khó khăn đã xuống mức khai thác -400 đến -500m, áp lực mỏ lớn, nguy cơ bục nước, cháy, nổ, sập lò cao hơn. Chính vì thế làm cho xuất khẩu than năm nay của Việt Nam khó có thể phát sinh lợi nhuận được.

Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu than lại tăng nhanh chóng do nhu cầu nhiệt điện, xi măng, luyện kim tăng mà sản lượng khai thác nội địa không đáp ứng đủ. Theo thống kê từ Tổng cục hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng than nhập khẩu tăng đến hơn 99% so với cùng kỳ năm ngoái, (đạt trên 20 triệu tấn) dẫn đến kim ngạch cũng tăng 64,8%, trị giá trên 1,99 tỷ USD.

Trước tình hình giá than xuất khẩu giảm mà nhu cầu nhập khẩu lại tăng chóng mặt, nhà nước vẫn đang thực hiện và triển khai các giải pháp như cải tiến cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao khả năng khai thác và tận dụng nguồn than nội địa. Cùng với đó là tìm kiếm những đối tác có nhu cầu mua các loại than đa dạng về chất lượng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than trong nước.

Đẩy mạnh khai thác các loại than đồng thời hỗ trợ chính sách cho các công nhân khai thác

Nhiều năm trước, quá trình khai thác các loại than tại Việt Nam gặp một số vấn đề nan giải về thiếu hụt nguồn lao động để phục vụ quá trình cung cấp than đá. Theo các báo cáo về thực hiện tái cơ cấu lực lượng lao động trong khai thác than đá, tính đến hết tháng 9/2016, TKV có 113655 lao động, giảm 2680 lao động so với đầu năm.

Để khắc phục vấn đề trên, tại các mỏ khai thác than, toàn bộ các công nhân mỏ đều được đưa rước bằng xe có hệ thống làm mát. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất than còn đẩy mạnh đầu tư các phương tiện hỗ trợ, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất và khai thác các loại than. Việc chăm lo điều kiện sinh hoạt cho người lao động cũng được quan tâm hơn bao giờ hết khi công nhân lao động trong tình trạng nặng nhọc được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Đặc biệt,chế độ đặc thù đối với thợ mỏ hầm lò cũng cần được chú ý một cách đặc biệt. Cụ thể như, chỉ đạo các đơn vị triển khai tổ chức cho các gia đình thợ lò có nhiều thành tích đi nghỉ cuối tuần từ 3 – 5 ngày tại các cơ sở điều dưỡng. 

Trả lời