You are currently viewing Sản xuất than công nghiệp với công nghệ khai thác than hầm lò

Sản xuất than công nghiệp với công nghệ khai thác than hầm lò

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:16 mins read

Than công nghiệp là sản phẩm tiêu biểu cho lộ trình phát triển ngành than cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành sản xuất. Từ năm 2012 đến nay, từ việc mở rộng, nâng cao năng suất khai thác than công nghiệp theo kiểu hiện có, thì các công ty than còn thăm dò các hình thức khai thác để phát triển mạnh hơn, điển hình là hình thức khai thác than hầm lò. Với kiểu xây dựng ứng dụng này thì ngành than tiết kiệm được rất nhiều khâu, đồng thời mang lại hiệu quả làm việc cao. 

Sản xuất than công nghiệp bằng phương pháp ứng dụng công nghệ khai thác than hầm lò

Ngành than Việt Nam dần thay đổi chiến lược trong khai thác than công nghiệp. Các chủ trương chuyển hướng từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh được quan tâm và chú trọng nhiều hơn, đồng thời mở rộng các kế hoạch, dự án khai thác theo chiều sâu nhằm tăng cao tính hiệu quả và tính đáp ứng cho thị trường. Các kế hoạch này được áp dụng song song các công nghệ tiên tiến, phát triển, và hiện đại.

Công nghệ khai thác than hầm lò là chủ đề chính mà chúng tôi sẽ đề cập và giới thiệu cho các bạn trong bài sau.Than công nghiệp sẽ được quy hoạch và sàng lọc dựa trên quy trình ứng dụng này để cung cấp cho các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoạt động…. 

Sản xuất than công nghiệp theo công nghệ khai thác than hầm lò là như thế nào?

Để khai thác được than công nghiệp, đòi hỏi các công ty than phải qua nhiều khâu thực hiện khác nhau và phải theo một trình tự nhất định, có bài bản, từ đó, mới có thể lấy được khoáng sản có ích và hợp lý để cung cấp đầy đủ cho nhu cầu nguồn tiêu dùng. 

Trong công nghệ khai thác than hầm lò, tuy rằng nó tiết kiệm được sức lực nhân công và thời gian, nhưng cũng phải trải qua nhiều giai đoạn. Quá trình này bao gồm mở vỉa, chuẩn bị ruộng than, từ đó khấu than và di chuyển chúng lên mặt đất, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề phát sinh khác giải quyết đồng thời…. Nói nôm na rằng, việc khai thác cần phải chuẩn bị và cần được thực hiện trong một khu vực nhất định. Và tùy vào từng khu vực khác nhau sẽ có quy trình công nghệ khác nhau. 

Quy trình công nghệ khai thác than công nghiệp hầm lò sẽ bao gồm các bước chính và nhiều bước phụ. Bước chính sẽ gồm có: tách than ra khỏi khối nguyên thể ban đầu, sau đó phá vỡ than theo kích thước mong muốn, xúc bốc và vận chuyển than sang khu vực khác, cuối cùng là chống giữ và điều khiển tốt áp lực mỏ…. Các bước phụ kèm theo sẽ trang bị các vật liệu máy móc cần thiết, phục vụ cho quá trình khai thác…

Thường chúng ta sẽ thấy, trong công nghệ khai thác than công nghiệp hầm lò sẽ gồm có 4 dạng chính, đó là công nghệ thủ công (tức dùng 100% sức người để khai thác), công nghệ bán cơ khí hóa (50/50 máy móc và sức người), công nghệ cơ khí hóa toàn bộ và công nghệ tự động hóa. Đây cũng chính là trình tự liệt kê theo sự phát triển của thời đại. Hướng công nghiệp tự động hóa là hướng phấn đấu cuối cùng cho ngành khai thác than, loại trừ sự góp mặt thường xuyên của con người. Nói cách khác, máy móc sẽ thay người thực hiện các thao tác, và người chỉ có việc điều khiển và giám sát. 

Hình thức công nghệ đổi mới này đã mang đến nhiều lợi ích tích cực cho ngành than, cụ thể: tiết kiệm được thời gian, khấu trừ hao sức lao động, tránh các tác động xấu, gây hại đến chất lượng không khí môi trường, giữ chân nguồn lao động tốt hơn, chăm lo an toàn thợ lò và phát triển ngành than công nghiệp bền vững hơn…

Lịch sử phát triển công nghệ khai thác than công nghiệp hầm lò và xu hướng áp dụng trên thế giới 

Ngành than công nghiệp có nhiều bước phát triển mới, cho thấy chất lượng khai thác than ngày càng được nâng cao và cải thiện hơn. 

Đối với công nghệ khai thác than hầm lò, chúng ta có 4 giai đoạn minh chứng tiêu biểu: 

  • Giai đoạn 1 (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ 2): chủ yếu theo phương pháp công nghệ thủ công, máy móc khai thác, đánh rạch, liên hợp khấu than chưa cải tiến, trình độ lao động còn thấp, ngành than chưa phát triển nhiều.
  • Giai đoạn 2 (sau chiến tranh thế giới lần 2 đến năm 1960): ứng dụng phương pháp bán cơ khí hóa trong một số khâu thực hiện riêng biệt, điều khiển từ xa bằng công cụ riêng.
  • Giai đoạn 3( 1960-1980): than công nghiệp bắt đầu được khai thác từ việc ứng dụng máy móc nhiều hơn, nhiều tổ hợp thiết bị cơ khí hóa được đề ra, tác động trực tiếp đến tốc độ đào lò và quy trình sản xuất, mang lại kết quả tích cực cho ngành than….
  • Giai đoạn 4 (từ 1980 đến nay): dây chuyền sản xuất than hầm lò được nâng cao hơn, gắn liền với nhiều cải tiến công nghệ tiên tiến, quy trình khai thác được đầu tư hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho người lao động và thân thiện với môi trường nhiều hơn….

Hiện nay, trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng công nghệ mới cơ giới hóa toàn bộ, tự động hóa trong quy hoạch khai thác khoáng sản than như Trung Quốc, Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ…và đã gặt hái nhiều thành công. Hiện tại, Việt Nam ứng dụng công nghệ khai thác than công nghiệp hầm lò chỉ khoảng 30-35%, do đặc điểm địa chất của nước ta vẫn chủ yếu là đồi núi, thích hợp cho hình thức khai thác than lộ thiên hơn. 

Nguyên tắc tiêu chuẩn chung cho công nghệ khai thác than công nghiệp hầm lò

Trong công tác triển khai công nghệ khai thác than công nghiệp trong hầm lò, các công ty mua bán than luôn phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các nguyên tắc, và đây cũng chính là tính chất cần có trong công nghệ mới tiên tiến, và phát triển theo từng ngày.

  • Tính tăng cường độ và tập trung hóa sản xuất: Đây là một tổ hợp các biện pháp bao gồm  kỹ thuật và phương thức tổ chức, với mục đích nâng cao sản lượng khai thác tại một khu vực nhất định trong ruộng mỏ. Việc đảm bảo tiêu chí này cho phép hoàn tất các chỉ tiêu đề ra trong đơn vị thời gian cụ thể.
  • Tính nhịp nhàng và liên tục: cho phép các xí nghiệp mỏ có thể khai thác than công nghiệp đều đặn hơn, liên kết chặt chẽ trong từng khâu, các tiêu chí về kinh tế kỹ thuật cao đạt chuẩn và ổn định. 
  • Tính an toàn: yêu cầu trong quy trình cơ khí hóa toàn bộ và tự động hóa trong công tác sản xuất phải luôn đạt yêu cầu về vệ sinh công nghiệp và đảm bảo được an toàn cho người thợ mỏ.
  • Tính tối giản trong quá trình thực hiện: Điều này cho phép đơn giản hóa quá trình tổ chức, tối lược hóa các công đoạn trong dây chuyền công nghệ, theo công thức nhanh gọn và tiết kiệm nhưng hiệu quả, đạt được an toàn trong lao động cho thợ mỏ, nhân công….
  • Tính linh hoạt: Đây là một trong những nguyên tắc tiên quyết khi khai thác than công nghiệp trong hầm lò, cho phép đảm bảo công tác hoạt động ổn định và mang lại kết quả cao. Tính linh hoạt này sẽ biến chuyển theo khả năng thích ứng của các điều kiện khách quan (nhu cầu sản xuất, điều kiện tự nhiên…)
  • Tính kinh tế: đây là nguyên tắc cuối cùng trong công nghệ khai thác than công nghiệp hầm lò, đòi hỏi các công ty kinh doanh than phải xem xét về năng suất lao động của thợ lao động, giá thành, vốn đầu tư và thời gian hoàn trả vốn và thu hồi lãi….

Trong tình hình thực tại, nguy cơ thiếu than đang ở mức báo động cao. Do đó, ngoài việc nhập khẩu than thì khai thác than nội địa vẫn là công tác thiết yếu và quan trọng, đòi hỏi các ban ngành cần có chiến lược khai thác cụ thể và đẩy mạnh hơn, linh hoạt theo điều kiện hiện có thực tại. 

Công tác mở lò ngày càng được khuyến khích theo chiều phát triển sâu hơn là phát triển trên diện rộng, nghĩa là xu hướng mở hầm lò được chú trọng nhiều hơn. Để có thể thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao, việc ứng dụng các công nghệ khai thác than trong hầm lò là cần thiết. Xu hướng phát triển trong tương lai sẽ là công nghệ tự động hóa ngành than, cho phép khai thác than công nghiệp tại Việt Nam trở nên đơn giản và đạt năng suất cao. Các công ty than hiện đang nghiên cứu từng ngày và đưa vào trong các mô hình, máy móc thích hợp để sản xuất. 

Bài viết về công nghệ khai thác than hầm lò xin được phép kết thúc tại đây. Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi. Hẹn gặp các bạn ở các bài tin tức mới tuần sau nhé! 

Trả lời