Thị trường than nhập khẩu tại một số nước châu Á có dấu hiệu phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt trong năm 2019. Các dự án phát triển nhà máy điện được đặt ra và xem xét, đồng thời hoạch định cho những kế hoạch sử dụng than trong thời gian tới.
Điểm qua một số thông tin nổi bật về thị trường than, các cường quốc cung cấp than đá lớn trong ngành đang trong công cuộc chạy đua quyết liệt, cạnh tranh xuất sang thị trường châu Á.
Sức hút đặc biệt của ngành than trong thị trường than nhập khẩu châu Á

Thị trường than nhập khẩu tại các nước châu Á tăng mạnh, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng than tăng cao. Trong tất cả các loại than hướng đến nhập khẩu, than chất lượng thấp được quan tâm chọn nhiều nhất, vì nó hợp với tính chất sản xuất trong nhiều lĩnh vực. Việc phát triển giao thương mạnh về nguồn nhiên liệu hóa thạch này mang tầm ảnh hưởng quan trọng, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế tại những quốc gia có nền kinh tế mới nổi.
Thị trường than nhập khẩu tại châu Á đang khát mạnh nguồn nhiên liệu giá rẻ
Thị trường than nhập khẩu tại các nước châu Á mới nổi đang là đề tài nóng đáng được khai thác hiện nay. Việc sử dụng than ngày càng tăng, với cường độ liên tục, đã đặt ra vấn ngại lớn xoay quanh nguồn cung, liệu rằng, với tình hình thực tại, thị trường nào có thể cung cấp than bền vững?.
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều quốc gia giữ vai trò cung cấp than đá bền vững, tuy nhiên, chủ lực nhất cho thị trường tiêu thụ nói chung vẫn là ba tên gọi quen thuộc: Úc, Nga và Indo. Sản lượng khai thác và xuất khẩu hàng năm tại những nước này ra thế giới đạt ngưỡng kỷ lục, hàng chục triệu tấn, giúp thỏa mãn tốt nhu cầu về nguồn cầu đề ra.
Tuy nhiên, trong năm 2019, giá bán than đá có sự thay đổi rõ rệt. Than chất lượng thấp và chất lượng cao đều giảm. Với than chất lượng cao, giá bán giảm hơn 30% so với năm vừa qua. Điển hình, giá bán than Úc chất lượng cao ở mức 65 USD/tấn, giảm tầm 34% so với tháng 12/2019. Than chất lượng thấp giảm với tốc độ tỉ lệ chênh lệch ít hơn.
Sự giảm giá này bắt nguồn chính từ việc điều chỉnh chính sách sử dụng than đá tại các nước châu Âu và Mỹ. Theo họ, việc sử dụng than sẽ tác động mạnh đến môi trường, gây hiệu ứng nhà kính trầm trọng, nên việc cắt giảm ngay nguồn than được thực hiện mạnh hơn. Từ hành động này kéo theo lượng than cung phát bị tồn động, hụt nguồn cầu, và thị trường than nhập khẩu tại châu Á có được cơ hội tốt để đẩy mạnh và nhập về do nhu cầu sử dụng quá cao.
Nhiều nước còn phụ thuộc nhiều vào than đá, nên sức cạnh tranh mua than diễn ra mạnh. Mặc dù nguồn cung cao, nhưng một số nước cầu tăng trội, khiến tình trạng “khát than” xảy ra.
Tại Việt Nam, lượng nhà máy điện than hoạt động với số lượng lớn, nên việc xây dựng kế hoạch cung cấp nhiên liệu sản xuất điện tăng. Thống kê cho cả năm 2019, khoảng 32 triệu tấn than được khai thác sử dụng, tăng gấp 2 lần so với năm 2018.
Đâu là nguồn than tiềm năng cung ứng cho thị trường than nhập khẩu châu Á?

Thị trường than nhập khẩu châu Á đón nhận nguồn cung từ những quốc gia nào? Trước đây, tình hình nhập khẩu than tại châu Á còn hạn chế, không triển khai mạnh như bây giờ. Nhiều năm về trước, các nước châu Á chủ yếu dùng nguồn than nội địa để sản xuất và tiêu thụ. Nhưng kể từ khi nền kinh tế đất nước phát triển, nhu cầu sử dụng than trong nhiều lĩnh vực tăng cao, khiến cho các nước buộc phải tìm nguồn than bền vững từ thế giới để cung ứng. Và từ đó, việc tiếp nhận than nhập khẩu trở nên thiết yếu và đều đặn.
Ở châu Á, nhìn chung, vẫn còn khá phụ thuộc vào than và dùng than nhiều trong sản xuất, sinh hoạt. Nhưng đặc biệt nhiều nhất có thể nhắc đến chính là Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Việt Nam nằm trong nhóm tiêu thụ trung bình. Thị trường than nhập khẩu chủ yếu cho các quốc gia này chính là Indo, Nga và Úc. Trên cơ sở điều kiện tiếp ứng có nhiều lợi thế, vì khoảng cách gần, giá hợp lý và cước vận tải thấp, chất lượng tốt, đảm bảo được tính lâu dài sau này.
Với sức tiêu thụ mạnh và liên tục như châu Á, các công ty than luôn hoạt động hết công suất để tiếp ứng. Việc kiểm soát và khai thác tại các mỏ than được tính chi tiết hơn về mức khả thi cung ứng, cũng như hạ tầng vận tải. Một số công ty cung cấp than đá lớn tại Úc chính là Glencore International, Anglo American, Peabody Energy.
Thị trường than nhập khẩu được khai thác để ứng dụng chủ yếu vào trong lĩnh vực nào?
Thị trường than nhập khẩu châu Á đang diễn ra sôi nổi trong thời điểm gần đây. Sản lượng than đá xuất khẩu tăng liên tục nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nguồn cầu. Vậy thì, nguồn cầu than nhập về được sử dụng chính yếu vào đâu? Đâu là ứng dụng mạnh khi nói về than?
Than đá là nhiên liệu hóa thạch, dùng sức nóng để tỏa nhiệt và sản xuất. Than thường được dùng nhiều trong công nghiệp luyện kim, hóa chất,…nhưng thiết yếu vẫn là lĩnh vực điện. Tổng sản lượng than đá nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện than hoạt động chiếm tỷ lệ cao.
Về lý thuyết, các nhà máy có thể chọn nhiều nguồn năng lượng khác nhau, chẳng hạn than đá, năng lượng tái tạo: gió, thủy triều,vv.. để sản xuất điện. Tuy nhiên, với mực độ tiêu thụ điện mạnh để phát triển kinh tế và sinh hoạt, nếu chỉ dùng năng lượng sạch thực hiện thì hoàn toàn không khả thi vì nhiều yếu tố khách quan: kinh phí, đầu tư, lưu trữ tồn và mua bán… . Vì thế, việc tìm thị trường than nhập khẩu giá rẻ này mới có thể làm nguồn năng lượng duy trì lâu dài và việc đáp ứng được hỗ trợ tốt khi cần thiết từ thế giới. Tuy có nhiều quan điểm ý kiến trái chiều về việc sử dụng than, nhưng những đóng góp tích cực từ than là điều không thể phủ nhận.
Than đá vẫn còn được sử dụng nhiều tại thị trường Việt Nam, một phần do thói quen và một phần do tính thực tiễn mà than đá mang lại. Vấn đề biến đổi khí hậu cũng được Việt Nam quan tâm nhiều, và giải pháp ứng phó, khắc phục chính là cố gắng đưa công nghệ khai thác sạch vào trong chế biến sản xuất. Đồng thời chăm chút hơn trong việc quản lý hệ thống lọc bụi, phát thải khí sau khi hoàn tất quá trình đốt.. Điển hình, các nhà máy đã ứng dụng nhiều công nghệ đốt lò hơi tầng sôi vào trong hoạt động chế biến.