You are currently viewing Than Indonesia, cơ hội và thách thức tại thị trường Việt Nam

Than Indonesia, cơ hội và thách thức tại thị trường Việt Nam

Ngành than Indonesiatrong thời gian qua có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhờ vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ nước này trong việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu than sang nước khác. Việt Nam là một trong những nhà nhập khẩu than từ Indonesia với số lượng lớn. Vậy hiện tại việc nhập khẩu và tiêu thụ than Indonesia tại thị trường Việt Nam đang gặp những rào cản và cơ hội nào để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển?

Than Indonesia – nguồn nhiên liệu quan trọng nhất hành tinh

Than Indonesia và than đá nói chung – loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến nhất trên trái đất – là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất của ngành điện lực và cũng là nhiên liệu thiết yếu trong các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép và xi măng. Tuy nhiên, than được coi là nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất do tỷ lệ carbon thải ra môi trường ở dạng độc hại cao. Các nguồn năng lượng quan trọng khác, như khí đốt tự nhiên, ít gây ô nhiễm hơn nhưng giá dễ bị biến động hơn trên thị trường thế giới. Do đó, các ngành công nghiệp trên thế giới vẫn sử dụng than đá là nguồn nguyên liệu chất đốt quan trọng nhất. Ngoài được sử dụng làm nhiên liệu chất đốt, than đá còn được sử dụng để làm vật liệu lọc nước do chúng có khả năng hấp thu các chất độc hiệu quả.

Than Indonesia – niềm tự hào và “mỏ vàng” của quốc gia vạn đảo

Nếu nói than Indonesia là một trong những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của quốc đảo này thì có lẽ cũng không phải là một phát biểu sai. Indonesia là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Kể từ năm 2005, khi vượt qua Úc, quốc gia này là nước xuất khẩu hàng đầu về than nhiệt. Phần lớn than nhiệt xuất khẩu của Indonesia bao gồm loại có chất lượng trung bình (từ 5100 đến 6100 cal / gram) và loại chất lượng thấp (dưới 5100 cal / gram) có nhu cầu lớn bắt nguồn từ Trung Quốc và Ấn Độ. Theo thông tin do Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản của Indonesia trình bày, trữ lượng than của Indonesia được ước tính sẽ tồn tại khoảng 83 năm nếu tiếp tục duy trì tốc độ sản xuất hiện tại.

Dự đoán về trữ lượng có thể khai thác của than Indonesia 

Than Indonesia hiện đứng thứ 9 trên toàn cầu về trữ lượng, chiếm giữ khoảng 2,2% tổng trữ lượng than trên thế giới (theo Đánh giá thống kê gần đây nhất của tạp chí Năng lượng Thế giới), tương đương khoảng 161 tỷ tấn. 75% trong số này (tương đương 121 tỷ tấn) được dự đoán có thể khai thác bằng cách phương pháp lộ thiên trong khi 25% còn lại (khoảng 40 tỷ tấn) có thể được khai thác bằng phương pháp hầm lò. Khoảng 60% tổng trữ lượng than của Indonesia bao gồm than chất lượng thấp (sub-bitumious) có chứa ít hơn 6100 cal / gram.

Than Indonesia phân bố như thế nào ở đất nước này?

Vô số các mỏ than Indonesia nằm rải rác trên các đảo Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi và Papua của nước này. Trong khi đó ba khu vực sở hữu tài nguyên than lớn nhất là: miền Nam Sumatra, miền Nam Kalimantan và miền Đông Kalimantan. Xung quanh những khu khai thác lớn này luôn là những cụm cảng được xây dựng để phục vụ cho việc xuất khẩu than đến các quốc gia khác trên thế giới. Theo thống kê trên toàn lãnh thổ Indonesia hiện có 14 cảng làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu than, bao gồm 4 cảng của Đông Kalimantan, 3 cảng ở vùng Nam Kalimantan, 6 cảng ở đảo Sumantra và 1 cảng ở miền Đông Java.

Than Indonesia và nghịch lý xuất khẩu nhiều hơn tiêu thụ trong nước

Nền công nghiệp than Indonesia có sự phân bố không được đồng đều khi chỉ có một vài nhà sản xuất lớn sở hữu các mỏ than và có quyền khai thác các mỏ than này (chủ yếu ở Sumatra và Kalimantan). Còn lại, nhiều đơn vị nhỏ lẻ hoạt động trong ngành công nghiệp này không thật sự khai thác than mà chỉ thực hiện vai trò trung gian.

Kể từ đầu những năm 1990, khi ngành khai thác than Indonesia được mở cửa trở lại cho đầu tư nước ngoài, đất nước này đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực khai thác và sản xuất than, xuất khẩu than sang nước ngoài và bán than trong nước. Trong đó, xuất khẩu than vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp này vì lượng than được tiêu thụ trong nước tại Indonesi tương đối nhỏ ở Indonesia. Khoảng 70-80 phần trăm sản lượng than của Indonesia được xuất khẩu ra nước ngoài, phần còn lại được bán ở thị trường nội địa. Indonesia cũng là quốc gia có mức tăng trưởng siêu nhanh vào loại nhất thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu than.

Sự cố gắng của chính phủ trong việc tạo điều kiện để than Indonesia được tiêu thụ trong nước

Trong những năm gần đây, doanh số tiêu thụ than Indonesia trong chính nội địa nước này đã tăng nhanh vì chính phủ Indonesia cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước với chương trình năng lượng đầy tham vọng của họ (trong đó họ chú trọng xây dựng các nhà máy cung cấp điện khác nhau, chủ yếu sử dụng than là chất đốt chính vì Indonesia có trữ lượng than lớn). Hơn nữa, một số công ty khai thác lớn của Indonesia (ví dụ như công ty khai thác than Adaro Energy) đã mở rộng sang lĩnh vực năng lượng vì giá hàng hóa thấp kéo dài khiến việc tập trung vào xuất khẩu than trở nên không hấp dẫn, do đó họ tự trở thành các công ty năng lượng tích hợp tiêu thụ than của chính họ.

Có thể nói, than Indonesia là nguồn than mà các quốc gia đều rất muốn hợp tác nhập khẩu vì những lợi thế nổi trội: chất lượng cao phù hợp với các yêu cầu sản xuất, trữ lượng than dồi dào đáp ứng nhu cầu chế tạo năng lượng tại các quốc gia. Nhưng các nhà nhập khẩu cần phải cần phải cân nhắc thách thức trước mắt, đó là than Indonesia hiện nay đang bị ràng buộc của chính phủ Indo để thắt chặt những chính sách xuất khẩu than nhằm tăng cường tiêu thụ trong nước. Nên có thể giá than nhập khẩu từ Indonesia sẽ có những thay đổi trong tương lai, điều này còn phụ thuộc vào tình hình của thị trường than nhập khẩu ở từng thời điểm tương ứng.

Trả lời