You are currently viewing Nhập khẩu than bằng đường biển và những kiến thức cơ bản cần biết

Nhập khẩu than bằng đường biển và những kiến thức cơ bản cần biết

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:13 mins read

Nhập khẩu than bằng đường biển, một trong những hình thức vận chuyển chủ yếu của LEC

Vận chuyển than hay nhập khẩu than bằng đường biển là một ngành công nghiệp dịch vụ đáp ứng nhu cầu về than đá của xã hội. Thông qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển than từ cảng biển này đến cảng biển khác, từ đó đơn vị chuyển hàng sẽ nhận tiền công vận chuyển từ phía khách hàng. Các đối tượng tham gia vận chuyển đường biển có thể tự mình hoặc thuê lại các bên khác cung cấp dịch hỗ trợ cho tàu tại các cảng.

Công ty than LEC với ưu thế là chuyên gia trong lĩnh vực logistics không chỉ nhập khẩu than mà còn hỗ trợ, phụ trách công việc vận chuyển than đá nhập khẩu từ các quốc gia vào đến Việt Nam. Và việc vận chuyển than bằng đường biển là một trong những hoạt động chính của LEC. 

2 hình thức nhập khẩu than bằng đường biển mà các đơn vị mua – bán than cần quan tâm  

Nhập khẩu than bằng đường biển hay vận chuyển hàng qua đường biển có thể chia thành nhiều loại phương thức khác nhau, chẳng hạn như:

1. Dựa vào phạm vi vận chuyển

a. Vận chuyển than đá bằng hình thức thuỷ nội địa: bao gồm các công việc vận chuyển được tổ chức chặt chẽ với nhau nhằm đáp ứng việc vận chuyển than đá tới được các nhà máy nhiệt điện nằm trong phạm vi cùng một quốc gia. Hệ thống vận chuyển này có thể sử dụng một và nhiều phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển than nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp xuất- nhập khẩu. Các đội tàu quốc gia luôn được ưu tiên trong quá trình vận chuyển thuỷ nội địa để cung cứng kịp cho các nhà máy nhiệt điện hoạt động. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vận tải sử dụng các tàu nhỏ hoặc các sà lan khi không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

b. Vận chuyển than đá bằng đường biển quốc tế: Khi ngành công nghiệp sản xuất điện than trở nên phổ biến trên toàn thế giới thì việc cần có một lượng lớn than cho các quốc gia thiếu hụt nguồn tài nguyên than là vô cùng cần thiết. Chính vì lí do đó mà các công ty thanluôn muốn mở rộng thị trường tiêu thụ than của mình sang các quốc gia lân cận. Việc vận chuyển than nhập khẩu với khối lượng lớn và ngày càng tăng đã hình thành nên một hệ thống xuất nhập khẩu than quốc tế nhằm cung cấp đủ cho các nhà máy nhiệt điện hoạt động. Khác với nội thuỷ, đường biển quốc tế không có quy luật ưu tiên quốc gia nào mà tất cả đều bình đẳng như nhau cho nên đó cũng là một lợi thế cũng như bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2. Dựa vào cách tổ chức quá trình vận chuyển hàng hoá

a. Vận chuyển đơn phương thức: Tuỳ vào nhiều yếu tố khách quan mà các công ty vận chuyển chỉ sử dụng một phương thức vận chuyển để đưa số lượng than mà nhà máy nhiệt điện cần đến nơi tiếp nhận than của nhà máy. Theo cách thông thường nhất là sử dụng hệ thống băng tải để cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện khi cự ly từ các nơi cung cấp than đến nhà máy là không quá lớn. Thường cự ly vận chuyển bằng băng tải sẽ ngắn hơn so với khoảng cách vận chuyển trong phương thức sử dụng ô tô.

b. Vận chuyển đa phương thức: Các hình thức vận chuyển/ nhập khẩu than đến các nhà máy nhiệt điện có thể bao gồm: ô tô, tàu hỏa, sà lan, tàu sông biển, tàu biển,…Hệ thống vận chuyển đa phương thức thường được áp dụng trong các trường hợp khi các nhà máy điện ở quá xa nguồn cung cấp than đá khiến việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận tải trong cùng một hệ thống vận chuyển được tính toán và tổ chức sao cho mức giá đề ra là hợp lí nhất, vừa có lợi cho nhà cung cấp, vừa có lợi cho người tiêu dùng (bao gồm giá than tại các nguồn cung cấp, các chặng vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi,…)

Trong quá trình nhập khẩu than, lượng hao hụt than đá khi vận chuyển theo dạng rời có phải là vấn đề nghiêm trọng? 

Trong quá trình nhập khẩu than, do tính chất của than cũng như các yếu tố bên ngoài khác như điều kiện tự nhiên, điều kiện kỹ thuật sẽ làm cho khối lượng hàng suy giảm. Sự sụt giảm về khối lượng này là hoàn toàn tự nhiên và được chấp thuận bởi cộng đồng quốc tế, hay còn được gọi là sự hao hụt tự nhiên của hàng hoá. Đối với các loại than, nguyên nhân chủ yếu của hao hụt tự nhiên là bốc hơi, do sự biến đổi về nhiệt độ hay bề mặt tiếp xúc của than khi tiếp xúc với không khí lâu ngày làm cho nước trong than bị bốc hơi và mất đi, khiến khối lượng của than tụt giảm. Dựa vào các tính toán và nghiên cứu khoa học, cộng đồng quốc tế đã tính ra được lượng hao hụt tự nhiên của than đá dao động trong khoảng từ 0,11-0,15%.

Để bảo đảm an toàn khi nhập khẩu than, cần lưu ý những đặc điểm, tính chất sau đây của than đá

Trong quá trình nhập khẩu than đá, đặc biệt là than vừa khai thác thường xảy ra tình trạng bốc khí mêtan dẫn đến dễ cháy, nếu trộn lẫn với không khí chừng 5,3 đến 13,7% mêtan, cho tiếp xúc với tia lửa hoặc đèn mà không có chụp bảo vệ thì chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ là rất cao. Than đá còn có đặc điểm là có thể tự nóng và tự cháy. Khi tàu chạy lâu ngày trên biển nếu nhiệt độ trong hầm tăng lên 50 đến 55oC thì có nguy cơ tự bốc cháy (vì than bị ôxy hóa và tỏa nhiệt). Than có hàm lượng hơi nước trên 5% sẽ bị đông kết trong mùa đông, bị dịch chuyển khi tàu lắc, đặc biệt khi than bị ướt hoặc dạng than cám. Những loại than có hàm lượng lưu huỳnh lớn và bị ướt thì có thể ăn mòn vỏ tàu nhanh, nhiệt độ tăng khi hành trình dài thì bị ăn mòn rõ rệt.

Một số yêu cầu trong quá trình nhập khẩu than đá cần phải hết sức chú ý, đó là trước khi tiến hành chất than lên tàu, quan trọng nhất là tìm hiểu kỹ các đặc điểm tính chất của loại than đó, chẳng hạn như đặc tính, thời gian đổ trên bến, mùa khai thác và độ nguyên chất của than (than không lẫn tạp chất, cỏ và các loại chất hữu cơ khác). Bên cạnh đó, trường hợp than có nhiệt độ vượt quá 35oC và hàm lượng nước quá cao thì không nên cho than lên tàu để bảo đảm an toàn. Chuẩn bị tốt hầm hàng, tháo hết các giá đệm (spar ceiling) ở vách hầm để cho không khí không lưu thông giữa hàng và vách hầm. Dọn sạch và che đậy kín các hố và rãnh la canh. Các đường dây điện, thiết bị điện trong hầm hàng phải là loại phòng cháy nổ, phải được kiểm tra phù hợp với yêu cầu. Hệ thống CO2, hệ thống báo cháy, hệ thống ống dập cháy cũng phải được kiểm tra, luôn ở trạng thái hoạt động bình thường. Không được xếp gần nguồn nhiệt, chỗ ở gần vách buồng máy nên xếp có góc nghiêng về phía vách, sau đó cần tiến hành san phẳng hàng hóa.

Trả lời