You are currently viewing Thị trường than nhập khẩu liệu có đang là thách thức lớn đối với Việt Nam?

Thị trường than nhập khẩu liệu có đang là thách thức lớn đối với Việt Nam?

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:14 mins read

Sức hút thị trường than nhập khẩu ASEAN và những thách thức khó khăn trong ngành than Việt Nam 

Việt Nam nằm trong nhóm hoạt động ASEAN và gắn chặt với thị trường than nhập khẩuquốc tế. Sản lượng cung cấp than cho các dự án khai thác luôn tăng dần đều theo từng năm. Tuy nhiên, trong quá trình nhập khẩu, Việt Nam gặp ít nhiều thách thức cần giải quyết. Vậy những rủi ro ấy là gì? Và chúng được thể hiện trên phương diện nào? Mời bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung nhé.

Những tin tức nổi bật về thị trường than nhập khẩu tại các nước ASEAN

Nghiên cứu về thị trường than nhập khẩu ASEAN có rất nhiều điều thú vị. Các dự án đầu tư, phát triển năng lượng than vẫn được tăng cường một cách đều đặn trong từng giai đoạn. Sự thiếu hụt hay những bất cập trong ngành đều được thể hiện rõ trong suốt quá trình hình thành và phát triển. 

Trong tất cả các lĩnh vực ứng dụng than, nhiệt điện than được chú trọng và quan tâm nhiều nhất, không chỉ riêng Việt Nam mà cả các nước ASEAN nói chung. Tỷ trọng điện nhiệt than dự báo tăng dần đều từ 33% trong năm nay đến 50% vào năm 2040 (phân tích dựa theo ước tính thống kê từ những năm tiêu thụ vừa qua). Tương tự than, các nguồn năng lượng tái tạo khác cũng có xu hướng tăng nhẹ, từ 3-10%. Tất cả đều hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nguồn điện cần thiết tiêu thụ trong khu vực, và từ đó dẫn đến cơ cấu các nguồn điện sẽ có sự thay đổi biến chuyển đáng kể.

Tuy than đá gặp phải sự phản đối gay gắt từ một số nước phát triển tiên tiến, tiêu biểu như Mỹ, Pháp,… nhưng đối với các nước ASEAN thì không. Thị trường than nhập khẩu tại khu vực này vẫn còn bị lệ thuộc khá nhiều. Nguyên nhân chính lý giải là vì: than là nguồn nhiên liệu cung cấp dồi dào, có khả năng phục hồi và khai thác lâu dài, đồng thời giá thương mại rẻ, an toàn cho những mục tiêu phát triển kinh tế khác nhau. Vì vậy, tại nhiều nước, các nhà máy điện than vẫn tiếp tục hoạt động và lên kế hoạch mở rộng hệ thống.

Theo chuyên gia Laszlo Varro, Trưởng phòng thị trường Khí than điện của Tổ chức Năng lượng Quốc Tế IEA cho biết, nhu cầu phát điện ASEAN sẽ tăng mạnh trong khoảng thời gian tới, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng mua than đá tiêu thụ cũng tăng. Từ đó, thị trường than nhập khẩu lại diễn ra sôi nổi, với sức hoạt động công suất khủng.

Thị trường than nhập khẩu trong tương lai sẽ có những thay đổi nào? 

Về mặt cơ bản, Việt Nam vẫn đang tiếp tục nhận sự hỗ trợ tích cực từ các quốc gia khác khi tham gia vào thị trường than nhập khẩu. Lý do chính là vì, Việt Nam cần phát triển điện, và cần cung cấp thêm năng lượng tiêu thụ trên diện rộng, để phục vụ tốt cho các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế. 

Trong suốt 7 năm vừa qua, kể từ khi Việt Nam chính thức chọn than nhập khẩu làm nguồn năng lượng bổ sung thì các nguy cơ, rủi ro về thiếu hụt than, đói điện không còn xảy ra nữa. Tiến trình xuất nhập khẩu thanvẫn phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt bộ 3 thị trường xuất khẩu than Indo, Nga, Úc luôn thúc đẩy khai thác và đẩy mạnh tiến độ chất lượng phân phối ra thị trường. 

Việt Nam tiếp nhận hơn 20 nguồn than nhập khẩu khác nhau. Trong đó, chính yếu vẫn là 3 gương mặt tiêu biểu Indo, Úc và Nga. Trong đó, Úc đứng đầu bảng về sản lượng mua bán than, thứ nhì là Indo và tiếp theo sau chính là Nga. 

Quá trình tiêu thụ than tại Việt Nam gắn bó khá chặt chẽ với thị trường phát triển chung trong khối ASEAN. Các nước có nhu cầunhập khẩu lớn chính là Malaysia, Thái Lan và Philippin. 

Theo phân tích của EIA thì thị phần thị trường than nhập khẩu cũng sẽ giữ vững thế duy trì trong tương lai, và Indo sẽ đóng vai trò là nguồn cung chủ lực, với 80% tỷ trọng phân phối cho khu vực ASEAN, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Song song với quá trình nhập khẩu than, vấn đề về logistics cũng được đề cao và cần tập trung thực hiện đồng thời, để đảm bảo kịp tiến độ và đáp ứng theo đúng yêu cầu.

Thị trường than nhập khẩu tại Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nào? Đâu là hướng giải quyết, khắc phục (nếu có)?

Thị trường than nhập khẩu tại Việt Nam được xem là giải pháp hiệu quả cho kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, để nguồn than có thể tiếp cận thành công thị trường nội địa luôn có những bất cập nhất định.

Các chính sách xuất nhập khẩu là yếu tố đầu tiên mà chúng tôi muốn xét đến. Đây là điều kiện tiên quyết và là cơ sở hỗ trợ thuận lợi về mặt pháp lý, để tiến trình thương mại diễn ra dễ dàng. Tuy nhiên, những tác động khách quan thường dẫn đến những tình huống không mong muốn và làm cho các công ty bên cung cấp than phải chịu phí phạt, do quy định vi phạm không thể cung ứng tốt theo yêu cầu đề ra từ thị trường. Điển hình nhất là Indo. Do đó, sự khó khăn, nghiêm khắc này cũng phần nào tác động đến lượng than cung cấp cho thị trường, ít nhiều có cả Việt Nam.

Yếu tố thứ hai về vị trí địa lý. Thị trường than nhập khẩu sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn khi các giải pháp logistics được khai thác và thực hiện thành công. Các nước có vị trí gần, tiếp giáp với Việt Nam, khi xuất khẩu than, sẽ giúp chi phí vận chuyển giảm đáng kể. Còn với Nga, tuy nguồn than chất lượng, nhưng vị trí khá xa, nên cũng gặp nhiều bất lợi nhất định.

Nối tiếp là giá than, đây là yếu tố mang tính quyết định ít nhiều. Giá bán than trên thị trường cao sẽ là thách thức đối với Việt Nam trong việc duy trì và cung ứng. Do đó, các công ty than và đơn vị cung cấp than chính cho thị trường trong nước luôn phải tính toán kỹ để tránh tình trạng thất thoát, hay tồn đọng quá nhiều có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế.

Theo kế hoạch sử dụng năng lượng than trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đạt 86,4 triệu tấn trong năm 2020 và 157 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo. Trong đó, nguồn than nội địa trong nước có thể tiếp ứng là 50-57 triệu tấn. Phần còn lại sẽ phụ thuộc nhờ vào thị trường than nhập khẩu.

Để giải quyết những khó khăn, bất cập trên, các công ty than Việt Nam cần phải đón đầu trong các dự án và hạch toán sẵn sản lượng cần thiết để cung cấp cho thị trường. Đồng thời, các đơn vị này cũng nên tìm kiếm nguồn khai thác than nhập khẩu tiềm năng, thỏa yêu cầu thích hợp tiêu dùng để có thể phục vụ trong mục tiêu lâu dài hơn. Hơn thế nữa, dịch vụ logistics, kho bãi, cơ sở vật chất hạ tầng cũng cần phải nghiêm túc đầu tư nhiều hơn, tiến đến cách mạng hiện đại hơn trong công nghiệp.

Bài viết trên chia sẻ chung về thị trường than nhập khẩu tại các nước ASEAN, trong đó chính yếu tại Việt Nam. Song song đó, chúng tôi cũng đã nêu lên vài điểm thách thức trong quá trình tiếp cận nguồn than nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau vào Việt Nam.  Hi vọng rằng, với những chia sẻ này, chúng tôi đã truyền tải những góc nhìn mới mẻ và hữu ích đến các bạn. 

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và đừng quên cập nhật trang tin tức của chúng tôi hàng ngày để có thêm những mẫu tin thú vị hơn nhé.

Trả lời