Than đá trên thế giới nói chung vàthan đá Indonesia là một trong những nguồn nhiên liệu được sử dụng phổ biến nhất trong những thập kỷ vừa qua trên thế giới, từ việc ứng dụng trong sản xuất điện cũng như trong việc chế tạo kim loại sắt- thép. Mặc dù được xem là một trong những nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong bối cảnh các nguồn năng lượng khác được cân nhắc thay thế cho than đá như khí tự nhiên có giá thành quá cao và việc các nhà khoa học vẫn đang cải tiến các giải pháp sản xuất than đá sạch thì nhiên liệu hóa thạch trong đó bao gồm than đá Indonesia vẫn là một trong những nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến hiện nay.
Ngành khai thác than đá Indonesia có những thay đổi nào trong 2 thập kỷ qua (từ những năm 2000)?

Trong những năm gần đây, than đá Indonesia được các nước trên thế giới nhập khẩu với sản lượng lớn vì chất lượng và cấu tạo của than phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng (sản xuất điện, nguyên liệu trong sản xuất sắt- thép) cùng với giá thành rẻ và cạnh tranh hơn các loại than khác có mặt trên thị trường. Ở Indonesia, than còn được ví von và so sánh như vàng đen ở quốc gia này.
Nhu cầu sử dụng than đá trong những năm 2000 tăng trưởng mạnh do nhu cầu gia tăng các hoạt động sản xuất, từ đó giá thành của than Indonesia cũng tăng nhanh trong thời kì này. Nhưng đến giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, mọi hoạt động sản xuất bị đình trệ, các loại hàng hoá bị rớt giá nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng than đá trong sản xuất cũng giảm sút dẫn đến giá than Indo cũng giảm mạnh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ 2011 đến giữa 2016. Indonesia bị mất một nguồn thu lớn từ dầu cọ và than đá – vốn là điểm mạnh của quốc gia trên thị trường xuất khẩu.
Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, việc sản xuất than tại Indonesia đi vào quỹ đạo ổn định vào khoảng giữa năm 2016. Ngày càng có nhiều công ty quy mô nhỏ tham gia vào ngành khai thác than cùng với các ông lớn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Vào giai đoạn đầu những năm 2016, giá than đá Indonesia bị đẩy lên cao một cách bất ngờ. Lý do khiến thị trường than đá tăng giá là do sự phục hồi của thị trường dầu thô cùng với sự cắt giảm của thị trường than Trung Quốc làm cho than Indonesia có cơ hội tăng giá thành nhằm sinh ra nhiều lợi nhuận hơn, điều này tạo nên một làn gió mới cho thị trường than trên thế giới.
Với các chính sách thắt chặt đến từ chính phủ, việc xuất khẩu than của Indonesia có thể giảm so với các năm trước do Bộ Năng Lượng và Tài Nguyên Khoáng Sản Indonesia đã quy định các nhà máy khai thác than đá phải dành ra một phần sản lượng cho thị trường nội địa và đóng góp vào kho dự trữ của chính phủ với mục tiêu giúp thị trường than nội địa chiếm đến 30% nguồn năng lượng quốc gia trong năm 2025 sắp tới.
Thị trường than đá Indonesia có sản lượng sản xuất và xuất khẩu như thế nào trên thế giới ?
Dựa vào các bảng số liệu được thống kê từ các tổ chức quốc tế, than đá Indonesia là một trong những loại than được sử dụng cũng như xuất khẩu nhiều trên thế giới. Từ giai đoạn đầu những năm 1990, lĩnh vực khai thác mỏ than đã hướng đến các nhà đầu tư nước ngoài. Khoảng 70 đến 80% số lượng than khai thác tại Indonesia được đều sử dụng cho mục đích xuất khẩu là chủ yếu.
Theo thông cáo của Bộ Năng Lượng Thế Giới, Indonesia đứng thứ chín về sản xuất và xuất khẩu than trên thế giới, chiếm 2.2% trữ lượng than toàn thế giới. Theo thông tin và số liệu được cung cấp từ Bộ Tài Nguyên Năng Lượng và Khoáng Sản Indonesia, trữ lượng than tại Indonesia sẽ còn được khai thác lên tới hơn 83 năm với tốc độ khai thác như hiện tại.
Than đá nhập từ Indonesia chủ yếu là các loại than có chất lượng trung bình ( từ 5100 và 6100 cal/gram) và than có chất lượng thấp ( dưới 5100 cal/gram) được sử dụng với số lượng lớn tại các nước Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn 60% trữ lượng than đá Indonesia khai thác là loại than đá có chất lượng thấp và có giá thành rẻ trên thị trường so với các loại than nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Trữ lượng than khai thác từ Indonesia chủ yếu ở 3 khu vực chính của quốc gia này, đó là : miền Nam của Sumatra, miền Nam của Kalimantan và miền Đông của Kalimantan. Nền công nghiệp khai thác chế biến than tại đất nước này tập trung chủ yếu vào tay các nhà sản xuất lớn cũng như các nhà sản xuất có quy mô vừa và nhỏ vì những doanh nghiệp này đều có sở hữu ít nhiều mỏ than tập trung phần lớn tại Sumatra và Kalimantan.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng của than đá Indonesia trong sản xuất lẫn xuất khẩu ?

Ngành công nghiệp khai thác than đá Indonesia ngày càng phát triển bởi những yếu tố và tác nhân dưới đây:
- Lượng than đá Indonesia khai thác được phần lớn là than có chất lượng trung bình và thấp, giá cả dễ dàng cạnh tranh với nhiều loại than khác có giá thành đắt đỏ trên thị trường.
- Lượng điện năng trên toàn cầu được sản xuất chủ yếu phần lớn bằng than đá. Lượng than đá Indonesia sử dụng làm nhiên liệu để sản xuất năng lượngchiếm tới 27% tổng sản lượng năng lượng sản xuất trên toàn cầu. Các nhà máy sử dụng than đá Indonesia làm nhiên liệu đốt bởi giá thành rẻ, chi phí vận hành tiết kiệm hơn so với các loại nhiên liệu khác. Bên cạnh đó, với nguồn than dồi dào và dễ dàng thực hiện khai thác nên than Indonesia càng được ưa chuộng hơn các loại than khác trên thị trường.
- Thị trường Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường tiềm năng cho sản phẩm than có chất lượng trung bình và thấp của Indonesia. Nhu cầu sử dụng than có chất lượng trung bình và thấp từ Indonesia được thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đón nhận rất nhiệt tình khiến cho tỉ lệ xuất khẩu của than đá Indonesia đạt được giá trị xuất khẩu cao tại hai thị trường thuộc hàng đông dân nhất nhì thế giới này.
Sử dụng than đá Indonesia và dấu hỏi lớn về khía cạnh môi trường
Việc sản xuất và sử dụng than đá Indonesia với sản lượng lớn trên thế giới đặt ra nhiều câu hỏi trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Mặc dù thế giới đang cân nhắc về việc hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hoá thạch nhằm bảo vệ môi trường nhưng để thay thế một loại nhiên liệu cơ bản như than đá Indonesia thì cần mất nhiều thời gian hơn để nghiên cứu ra được loại nhiên liệu mới có tính chất giống với than nhưng lại thân thiện với môi trường. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề về môi trường, ngoài việc sử dụng than- một trong những nhiên liệu quan trọng trong sản xuất, việc phát triển các loại hình nhiên liệu khác như sử dụng khí metan cũng sẽ là một lợi ích cho Indonesia trong việc nghiên cứu và phát triển các vật liệu đốt thân thiện với môi trường. Than đá Indonesia bản chất chứa ít carbon trong thành phần cấu tạo của nó nên việc sử dụng than Indonesia làm nhiên liệu đốt cũng hạn chế được tỉ lệ tro thải ra sau khi đốt so với các loại than khác trên thị trường hiện nay.