You are currently viewing Nhập khẩu than Indo và sự tác động đến phân ngành năng lượng thế giới

Nhập khẩu than Indo và sự tác động đến phân ngành năng lượng thế giới

Nhập khẩu than Indo có tác động như thế nào đến chiến lược cân bằng và phát triển ngành năng lượng trên thế giới?

Nhập khẩu than Indo mang lại hiệu quả cao trong chiến lược cân bằng năng lượng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phần đông các nước thuộc châu Á đều chọn nguồn than này để bổ sung vào cơ cấu phát triển điện. Xét đến thời điểm hiện tại, Indo là nước có mỏ khoáng sản vững chắc nhất, giàu tiềm năng, được xếp vào kho sản xuất than lớn nhất Đông Nam Á. 

Nhập khẩu than Indo thỏa được những tiêu chí nào về đánh giá chất lượng trong ngành than?

Vì sao lại nhập khẩu than Indo, vì sao than Indo lại được đánh giá cao và được nhiều thị trường săn đón đến vậy? Để có những minh chứng thuyết phục bạn, cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn than Indo, sau đây là chi tiết các con số phân tích được dựa trên nhiều tiêu chí cơ bản khác nhau. 

Dựa trên tiêu chí nhiệt năng khô, than đá Indonesia được phân loại thành 4 nhóm điển hình: nhiệt năng rất cao (thường trên 7.100), nhiệt năng cao (trong khoảng 6.100 đến 7.100), nhiệt năng trung bình với con số thể hiện thấp hơn từ 5.100-6.100, cuối cùng là nhiệt năng thấp (nhỏ hơn 5.100).

Hiện tại, tổng tiềm năng có thể khai thác đáp ứng than tại Indo rơi vào tầm khoảng 161 tỷ tấn, bao gồm cả các mỏ than lộ thiên và các mỏ trong hầm lò với tỉ lệ ⅓. Phân bố chất lượng than rải đều theo nhiệt năng, từ thấp đến rất cao, theo phần trăm nhất định. 

Than Indo được đánh giá là nguồn than bền vững và cung cấp đủ cho sản lượng khai thác trong và ngoài nước. Lượng khai thác than hằng năm tăng 10-15%, tiềm năng khảo sát thêm nguồn than và tái tạo phục hồi tăng 5%/năm, trữ lượng than tăng đều trong năm với xác suất thị phần 11%. 

Để nhu cầu thị trường nhập khẩu than được đáp ứng liên tục thì Indo cần đầu tư với tổng mức khai khoáng trung bình 2 tỷ USD/năm, với vốn đầu tư hơn 30%.

Thị trường nhập khẩu than Indo tập trung chủ yếu tại các nước nào trên thế giới?

Nhập khẩu than Indo tăng liên tục trong chiến lược đáp ứng nguồn cầu năng lượng trên thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu than  tại Indo gây ấn tượng mạnh, luôn tăng cao so với nguồn than tiêu thụ trong nước ở mức 3:1, tương ứng 75%:25%. Đa phần loại than được chọn có chất lượng trung bình, nằm trong mức phổ nhiệt năng GAR 4000-6500 kcal/kg. Than đá Indo chủ yếu nằm trong các kế hoạch cung cấp phát triển lĩnh vực sản xuất điện than, xi măng, luyện kim và phân bón…

Thị trường nhập khẩu than Indo trước đây tập trung mạnh tại 10 nước, bao gồm: Tây Ban Nha (3%), Philippines (3%), Thái Lan (4%), Hồng Kong (6%), Malaysia (6%), Đài Loan (9%), Hàn Quốc (10%), Ấn Độ (14%), Nhật (14%), Trung Quốc cao nhất 25%, và các thị trường khác nói chung (6%). Về sau, kể từ năm 2013, khi Việt Nam chính thức chọn Indo làm nguồn than nhập khẩu thì tỉ lệ xuất khẩu than có sự thay đổi nhẹ. Dự báo trong khoảng thời điểm tới, Ấn Độ sẽ vươn lên vượt hẳn Trung Quốc với ước tính 38% tổng thị phần. 

Nhằm tăng cường tính khả thi trong quy trình phục vụ tốt ngành xuất khẩu than, Indo đã lên kế hoạch và triển khai nhanh chóng hệ thống 14 cụm cảng quan trọng, hỗ trợ cho vấn đề lưu trữ và vận chuyển logistics. Một số tên cảng điển hình chính là cảng Balikpapan, Adang, Berau trực thuộc miền Đông Kalimantan và cảng Aceh Selatan, Riau, Jambi nằm ở Sumatra,….

Chính sách về nhập khẩu than Indo được chính phủ nước này quy định và áp dụng như thế nào?

Sự kết nối giữa thị trường nhập khẩu than và xuất khẩu than Indo đang ngày càng được khẳng định và kết nối chắc chắn trong bảng báo cáo kết quả thương mại thường niên giữa các nước. Từ việc ổn định tốt nguồn cung-cầu đã tác động mạnh đến tốc độ hoàn thiện kế hoạch năng lượng, phát triển kinh tế song phương một cách tối đa. Hiện nay, nhìn chung, các nước trên thế giới đều được thỏa mãn, không bị rơi vào tình trạng đói nguyên liệu lâu dài…

Than đá là một trong những nguồn nhiên liệu chính để sản xuất điện tiêu thụ trên thế giới. Sản lượng ước tính chiếm hơn ⅓ tổng thị phần, đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong chiến lược cung cấp năng lượng, phục vụ rất nhiều trong quá trình ổn định và tiến lên của ngành công nghiệp.

Chính sách xuất khẩu than đá Indonesia  được nước này xác định và thực hiện:

  • Ưu tiên cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng đến duy trì và phát triển lâu dài các mục tiêu sản xuất,
  • Minh bạch, rõ ràng trong các kế hoạch xuất khẩu than, thể hiện đồng thời trong quá trình khai thác mỏ;
  • Giám sát quá trình hiệu quả nhất và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng trong mỗi dự án, kế hoạch ;
  • Khuyến khích đầu tư công nghệ khai thác, tăng trưởng doanh thu, hạn chế tác động xấu đến chất lượng môi trường;
  • Đảm bảo kế hoạch tái phục hồi trong quá trình sản xuất, duy trì tính bền vững sau và khi đóng cửa mỏ…

Bên cạnh những yếu tố trên, việc quản lý ngành cũng được thể hiện rõ qua chính sách xuất nhập khẩu than của Indo. Công tác đàm phán hợp đồng khai thác than luôn được yêu cầu minh bạch, hợp lý, để tiến trình hợp tác phát triển nhanh và bền vững hơn. Việc thu thuế mỏ cũng phải nằm trong chính sách theo dõi và đảm bảo tính công bằng và hợp lý.

Nhìn chung, ngành than Indo trong thời gian qua đã đóng góp tích cực trong phân ngành năng lượng thế giới, với tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhanh. Độ mở ngành than luôn được tạo điều kiện cho các nước có nhu cầu và có thiện chí muốn hợp tác tiêu thụ. Chính sách xuất khẩu luôn được quan tâm và đề cao, giữ vai trò là cán cân, điều phối tốt nguồn than nội địa và than xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong chiến lược phát triển năng lượng khu vực ASEAN, nhập khẩu than Indo là hành động thiết yếu, không thể thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực điện.

Việt Nam hiện nay vẫn còn là nước phụ thuộc nhiều vào than đá và than Indo là 1 trong 3 nguồn cung chính tiêu biểu được nhập nhiều nhất hiện nay. Trong kế hoạch lâu dài sắp tới, Việt Nam cần lên phương án triển khai cụ thể các nguồn nhập khẩu than, đồng thời huy động vốn đầu tư vào trong công nghệ khai thác và giải pháp logistics, nhằm tiết kiệm tối đa về thời gian, tối ưu hóa sức lực nhân công không cần thiết. Định hướng này cần phải có thời gian để ăn khớp hoàn toàn vào quỹ đạo cân bằng và phát triển năng lượng.

Trả lời