You are currently viewing Xu hướng nhập khẩu than từ Nga và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước

Xu hướng nhập khẩu than từ Nga và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước

Nhập khẩu than từ Nga ngày càng được chú trọng hơn tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…Nhập khẩu than từ Nga mang lại những giá trị kinh tế cho các nước. Để quy trình vận chuyển than được thuận lợi, Nga cần nâng cấp hệ thống đường sắt nội địa.

Tình hình nhập khẩu than từ Nga tại các nước có những thay đổi gì khi ngành than Nga phát triển ?

Nhu cầu nhập khẩu than từ Ngahiện nay ngày càng mạnh mẽ, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp tập trung tại châu Âu và châu Á. Với mức tăng trưởng chưa từng có như hiện nay, Nga hiện là một trong những nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đứng thứ ba, chỉ sau Indonesia và Úc. Theo ghi nhận, sản lượng than nhập khẩuNga đã tăng đến 13% trong năm vừa qua, lên mức kỷ lục là 185,5 triệu tấn, trị giá 13,5 tỷ USD. Đây là kết quả cao nhất của ngành than kể từ khi nước Nga được khôi phục. Các hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng đã phản ánh sự thật rằng năng lực về đường sắt và hải cảng tại Nga được cải thiện và phát triển rất nhiều và đã có sự ảnh hưởng tích cực lên các đối tác Châu Âu và Châu Á. 

Trong 5 năm qua, hoạt động xuất khẩu than Nga đã tăng 25% và được thực hiện tại gần 80 quốc gia trên thế giới. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức, Ba Lan và Latvia là một trong những nhà nhập khẩu chính của than Nga. Nga đã có những nỗ lực đáng kể để tăng thị phần của mình tại các thị trường than của EU, Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 2018. Theo dự đoán, đến năm 2035, khối lượng nhập khẩu than từ Nga tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương có thể tăng lên thêm 50 triệu tấn mỗi năm. 

Tuy nhiên với sự phát triển của các ngành xuất khẩu nói chung và ngành nhập khẩu than từ Nga nói riêng thì theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga năm 2017, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp giảm 8,5% so với năm 2016. Đây là một tiết lộ đáng ngạc nhiên khi nhìn lại xu hướng trong nền kinh tế nói chung: GDP tăng đến 1.5% so với cùng kì năm trước.

Khi nhìn vào các lĩnh vực kinh tế riêng lẻ của nước Nga, ta có thể thấy một số lĩnh vực đã hoạt động vô cùng hiệu quả trong năm vừa qua, đặc biệt là những doanh nghiệp thu lợi nhuận từ các nguồn nhiên liệu xuất khẩu. Lợi nhuận ròng của các ngành này gộp lại đã tăng đến 17.9%. Và trong số các ngành công nghiệp khai thác có lợi nhuận lớn của Nga thì ngành than vẫn luôn chiếm ưu thế hơn cả. Các tập đoàn than Nga tại nước này và các lĩnh vực liên quan khác đạt lợi nhuận tăng trưởng đáng kinh ngạc lên đến 68%.

Nhu cầu nhập khẩu than từ Nga tăng mạnh tại Trung Quốc 

Hoạt động nhập khẩu than từ Nga ngày càng tăng tại các nước đã vô tình đẩy giá than Nga lên cao đến mức chóng mặt như hiện nay. Cụ thể là từ đầu năm 2016, giá than Nga đã tăng gấp đôi, từ 50 USD lên 100 USD / tấn. Một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng giá than Nga là Trung Quốc cũng như những chính sách cải cách gần đây của nước này. Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện các giải pháp cải thiện mức độ ô nhiễm không khí nặng nề tại các thành phố lớn, cụ thể là cắt giảm lượng than khai thác nội địa và ưu tiên nhập khẩu than từ các quốc gia khác, đặc biệt là Nga. 

Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường sống tại các thành phố lớn, cụ thể là Bắc Kinh, một yếu tố khác đã làm nên sự thay đổi của ngành công nghiệp than đá Trung Quốc là nhu cầu tái cấu trúc ngành công nghiệp than đá vốn đã lỗi thời và lạc hậu của đất nước này. Các công ty than có quy mô vừa và nhỏ không có khả năng cạnh tranh bị đóng cửa dần trên khắp cả nước. Kế hoạch nhập khẩu than từ Nga nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn, hoặc, ít nhất là tạm dừng tổng cộng 109 GW công suất điện đốt bằng than đá vào cuối thập kỷ này và đồng thời giữ cho tổng công suất điện đốt bằng than đạt dưới mức 1.100 GW. Trong năm 2017, kế hoạch là ngừng hoạt động hoặc đình chỉ 50 GW, mà các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá đã vượt quá 15 GW (tổng cộng 65 GW). Tuy nhiên, tính đến năm 2017, than vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất ở Trung Quốc (mà phần lớn than đá sử dụng là được nhập khẩu từ Nga) với hơn 60% tổng năng lượng sản xuất từ than.

Có thể nói tại Trung Quốc, tình hình nhập khẩu than từ Nga phát triển mạnh là do nhà nước phải đáp ứng nhu cầu than trong nước bằng cách nhập khẩu than từ nước ngoài, đây là hệ quả của việc cắt giảm công suất trong lĩnh vực khai thác than cũng như các loại khoáng sản khác trong nước. Ngoài nhập khẩu than từ Nga, thị trường Trung Quốc còn chuộng các loại than khác, có thể kể đến than Úc, than Indo cũng như than nhập từ Mông Cổ. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng than nhập từ Nga năm 2017 đã tăng 36.3% từ năm 2016 lên 25.3 triệu tấn. Các con số tương ứng của Mông Cổ và Úc lần lượt là 27.6% và 13.4%.

Hoạt động nhập khẩu than từ Nga mang lại những giá trị kinh tế cho các quốc gia khác


Hiểu được nhu cầu nhập khẩu than từ Nga ở nhiều quốc gia, Nga càng đẩy mạnh các hoạt động khai thác và xuất khẩu than. Trong năm 2016, các công ty lớn của Nga chiếm 78.8% (223.3 triệu tấn) toàn bộ sản lượng than trong nước, theo báo cáo của Tổ chức Năng lượng Nga từ năm 2017. Hầu hết than Nga (171.4 triệu tấn) đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng than xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 11% tổng sản lượng than tại Nga. Than Nga còn tập trung phân phối chủ yếu vào các thị trường khác, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Hàn Quốc đã nhập khẩu hơn 3 triệu tấn than nhiệt, than non và than antraxit từ Nga, theo dữ liệu hải quan, mang lại cho Nga 29% thị trường nhập khẩu của Hàn Quốc vào năm 2015. Hàm lượng lưu huỳnh tương đối thấp trong than Nga là lí do khiến nhiên liệu này được ưa chuộng bởi các nhà nhập khẩu Hàn Quốc. Việc giữ cho hàm lượng lưu huỳnh trung bình trong than nhập khẩu không cao hơn 0,4% được xem là sáng kiến ​​của chính phủ Hàn Quốc để kiểm soát các tiêu chuẩn không khí.

Để phục vụ tối đa nhu cầu nhập khẩu than từ Nga của các quốc gia, Nga cần chú trọng vào hệ thống vận chuyển đường sắt

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế nhập khẩu than từ Nga là động lực khiến Nga tập trung phát triển các trung tâm sản xuất than mới ở miền Viễn Đông của đất nước nhằm thúc đẩy hơn nữa việc sản xuất năng lượng. Quan trọng hơn, chính phủ Nga hiện đang tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng để kết nối các cơ sở sản xuất than với nhau, chủ yếu nằm ở phía nam, với các cảng ở Nga.

Để thực hiện toàn bộ quá trình này, Nga nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt, cụ thể là Đường chính Baikal-Amur và mạng lưới đường sắt xuyên Siberia để cho mục đích vận chuyển than sang thị trường quốc tế. Hai mạng lưới đường sắt này đã giúp Nga mở rộng thị trường than đá của mình sang các thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng hiện nay, sau nhiều thập kỷ các hệ thống đường sắt vẫn chưa được bảo trì một cách cẩn thận và đang rất cần một sự phục hồi hoàn chỉnh cho cả hệ thống đường sắt, kế hoạch của chính phủ là tăng thông lượng của cả hai mạng lưới đường sắt quan trọng lên gấp sáu lần (lên 180 triệu tấn), trong sáu năm. Theo tuyên bố gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin, container chở hàng sẽ được chuyển từ Vladivostok tới biên giới phía tây nước Nga chỉ trong vòng bảy ngày. Những nỗ lực cải thiện quy trình vận chuyển than tại Nga sẽ là đòn bẩy giúp cho các quốc gia trong khu vực nhập khẩu than từ Nga dễ dàng hơn, từ đó chi phí than Nga sẽ trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều.

Trả lời