You are currently viewing Định hướng của các công ty than Úc trong việc phát triển ngành than

Định hướng của các công ty than Úc trong việc phát triển ngành than

Cập nhật tình hình khai thác than nội địa của các công ty than và tập đoàn năng lượng Úc

Theo số liệu thu thập được từ các công ty than tại nước Úc thì hơn 80% sản lượng than khai thác được đến từ các mỏ lộ thiên, do vậy than Úc sẽ có giá thành rẻ hơn các loại than khác trên thị trường và ngành than nước này cũng có khả năng thu hồi vốn tài nguyên cao hơn ( có tỉ lệ than khai thác lộ thiên vào khoảng 40%). Điều đó càng là dẫn chứng cụ thể cho thứ hạng cao của Úc trên bảng các quốc gia sản xuất than lớn của thế giới hiện nay.

Tính đến đầu năm 2017, hơn 100 mỏ than nâu và than đen các loại đang hoạt động trên lãnh thổ nước Úc. Ngoài ra, Úc hiện đang có hơn 300 mỏ than đã và đang được phát hiện. Trong số đó, than đen là loại than được khai thác chủ yếu, tập trung ở khu vực mỏ than Queensland và New South Wales, chiếm khoảng 48% và 38% sản lượng than của Úc. Năm 2016-2017 sản lượng than đen khai thác là 443 triệu tấn, chiếm khoảng ¾ tổng sản lượng năng lượng của Úc.


Theo khảo sát tại các công ty than, sản lượng than khai thác của nước này tăng trung bình 4% mỗi năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Giai đoạn 2010-2011, ngành than của Úc chứng kiến sự sụt giảm sản lượng khoảng 5,3% do tình hình thiên tại ở Queensland gây khó khăn đến khai thác than. Than đen chiếm phần lớn trong sản lượng than khai thác của nước này và tăng trưởng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Năm 2014-2015, 90% lượng than đen khai thác là dành cho xuất khẩu.

Sản lượng than tiêu thụ nội địa của Úc giai đoạn giai đoạn 1990 đến 2013 có xu hướng tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên vào giai đoạn 2010-2011, sản lượng than lại chứng kiến sự sụt giảm  do ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế. Trong giai đoạn 2009 đến 2014 nhu cầu than nội địa cho nhiệt điện cũng như sản xuất thép giảm, dẫn đến tiêu thụ than tại Úc giảm. Mặc dù vậy, 2014-2015 nhu cầu tiêu thụ than tại Úc đã tăng trở lại, tương đương 530TWh, tăng 3% so với năm trước đó do nhu cầu than cho nhiệt điện tăng trở lại. Đến 2015-2016 tiêu thụ than của Úc tăng lên 543,36 TWh, chiếm 32,2% tiêu thụ năng lượng sơ cấp tại Úc (sau dầu, trên khí và năng lượng tái tạo).

Các công ty than tại Úc nhắm đến thị trường Châu Á là thị trường tiềm năng trong tương lai để xuất khẩu than

Chính phủ Úc ban hành đến các công ty than chính sách “Sách trắng năng lượng”, mục tiêu chính là xác định các cơ hội quan trọng có thể giúp Úc tăng trưởng lượng than sản xuất và khai thác nhằm đáp ứng được nhu cầu năng lượng của các nước châu Á nói chung và thế giới nói riêng. Tài liệu này chỉ rõ sự cần thiết cải tổ các dự án và những rào cản về quy định trong ngành mỏ. Tài liệu cũng nhắc lại vai trò quan trọng của năng lượng chi phí thấp dựa vào nhiệt điện than vốn từ lâu đã là một yếu tố quan trọng về lợi thế cạnh tranh của Úc.

Tốc độ tăng trưởng về mặt sản lượng của than Úc vào khoảng 1,9%/năm đến 2030. Các mỏ than tại Úc tiếp tục duy trì sản lượng than khai thác trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và thế giới là Queensland, New South Wales và Victoria. Trong số đó, Trung Quốc từ lâu đã là quốc gia nhập khẩu than của thế giới, đặc biệt là của Úc. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng là thị trường trọng điểm mà các công ty than của Úc luôn nhắm tới trong tương lai, đặc biệt là than dùng trong luyện kim. Nhật Bản cũng duy trì sản lượng than nhập khẩu từ Úc, mặc dù các công nghệ mới được sử dụng ở nước này nhằm tăng hiệu quả sử dụng than trong nhiệt điện. Tuy nhiên, sau 2024 cùng với sự suy giảm dân số, sản lượng than năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản được dự đoán sẽ sụt giảm.

Theo dự báo của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực than đá, Úc sẽ đẩy mạnh sản xuất từ 516 triệu tấn năm 2015 lên 859 triệu tấn năm 2050 để đón đầu sự tăng trưởng của thị trường châu Á bao gồm Ấn Độ, các nước ASEAN và để bù đắp cho sự sụt giảm than nhiệt của Inđônêxia. Trong đó, sản lượng than năng lượng đến năm 2030 (triệu tấn): 381; năm 2040: 502 và năm 2050: 616 (tăng đáng kể so với sản lượng năm 2015 là 256 triệu tấn). Còn sản lượng than cốc tương ứng là: 190; 194 và 193 (gần như giữ nguyên mức sản lượng năm 2015 là 191 triệu tấn).

Những bài học quản lí nguồn tài nguyên mà các công ty than Việt Nam có thể học hỏi từ Úc 

Để quản lí nguồn tài nguyên than đá, quốc gia nào cũng có những chính sách mà các công ty than cần biết và áp dụng theo. Úc cũng vậy, do có hệ thống liên bang, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên thuộc thẩm quyền cấp bang. Tại mỗi bang, các quy định đăng ký và lưu trữ hồ sơ về quyền khai thác, thuê đất đai và các giấy tờ liên quan khác đều có những quy định và luật lệ riêng. Theo đó, bất kỳ ai cũng có quyền kiểm tra hồ sơ để đảm bảo tính công khai minh bạch. Để được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, các tổ chức khai khoáng cần cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi trường, bao gồm cả các biện pháp phục hồi. Để được cấp quyền khai thác mỏ than ở Úc quy định như sau:

Một là: Phải có dự án thăm dò và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt. Sau khi được phê duyệt thì tiến hành hoạt động thăm dò. Kết thúc thăm dò phải lập Báo cáo kết quả thăm dò và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt theo tiêu chuẩn JORC.

Hai là: Tiếp theo phải có dự án khai thác và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt.

Ba là: Phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình cơ quan có thẩm quyền của bang phê duyệt. Riêng ĐTM sau khi được chính quyền bang phê duyệt phải trình chính quyền liên bang phê duyệt.

Trên cơ sở kết quả phê duyệt nêu trên, chính quyền bang sẽ cấp quyền khai thác tại mỏ đã được lập dự án. Trong phạm vi mỏ đã được cấp phép khai thác, nhà đầu tư toàn quyền thực hiện mọi hoạt động khai thác theo giấy phép đã được cấp và đóng các khoản thuế theo quy định của pháp luật Úc. Chính quyền bang và liên bang chỉ kiểm tra sự tuân thủ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các hoạt động khai thác mỏ, đặc biệt là hoạt động bảo vệ môi trường phải tuân thủ đúng theo ĐTM đã được phê duyệt.

Trả lời