Các loại than nói riêng hay các loại nhiên liệu hoá thạch khác nói chung từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại trong hàng trăm năm nay. Tuy ngày nay việc khai thác than đá lại trở thành đề tài gây tranh cãi trong xã hội do sự ảnh hưởng của chúng đến các yếu tố như môi trường sống và sức khoẻ con người, nhưng ít ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng và những giá trị mà than đá mang lại cho con người cũng như nền kinh tế của các nước.
Các loại than cùng với dầu mỏ, khí tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong thị trường năng lượng thế giới
![](https://thandanhapkhau.com/wp-content/uploads/2020/09/5d63bba2b519d89fb52eef29_thhhtht.png)
Các nhiên liệu hoá thạch như các loại than, dầu mỏ và khí tự nhiên đã cung cấp phần lớn năng lượng của thế giới trong quá khứ, hiện tại và có thể trong nhiều thập niên nữa. Mặc dù có nhiều lo ngại về tác động của nhiên liệu hóa thạch đối với biến đổi khí hậu và môi trường, đặc biệt là việc sử dụng các loại than để sản xuất điện, cùng với đó là sự thay đổi liên tục thể chế chính trị và kinh tế, các chuyên gia dự đoán rằng dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên sẽ vẫn là nguồn năng lượng chính vì trữ lượng rất phong phú và có giá tiền rẻ hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo và quen thuộc với người tiêu dùng.
Theo dự đoán của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) chỉ ra rằng nhiên liệu lỏng, khí đốt tự nhiên và than đá vẫn cung cấp nhiều hơn 75% tổng lượng tiêu thụ của thế giới vào năm 2040, với lượng than đá cung cấp khoảng 27% trên toàn thế giới mức tiêu thụ. Than đá tiếp tục trở nên quan trọng trong các thị trường năng lượng thế giới, bởi vì mức tiêu thụ các loại than sẽ tăng lên tới xấp xỉ 215 triệu (1015) Btu vào năm 2040, với nhu cầu tăng cao ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác thuộc khu vực châu Á.
Các loại than và ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế các nước hiện nay như thế nào ?
Nhiều tranh cãi được đặt ra trong bối cảnh sử dụng các loại than ngày càng gia tăng như các vấn đề về môi trường, an toàn lao động cho công nhân mỏ và sự cạn kiệt tài nguyên than đá trên thế giới,… Thế nhưng không ai có thể phủ nhận được hiệu quả mà ngành công nghiệp than đá mang lại cho nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ( đặc biệt là than đá) được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn. Chính ngành công nghiệp này đã mang lại việc làm cho các cư dân sống gần khu vực mỏ vì các mỏ than thường cần đến hơn 1000 nhân công cho tất cả các vị trí trong khu vực mỏ than để vận hành một cách trôi chảy nhất. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á sử dụng nguồn than tại quốc gia mình để tập trung tăng trưởng GDP phục vụ cho nền kinh tế, cụ thể như Indonesia đã phát triển một cách thần kì bằng cách xuất khẩu than đá ( với vị trí thứ 2 trên toàn cầu về xuất khẩu than đá ).
Các loại than được dự kiến sẽ vẫn được sử dụng phổ biến trong tương lai để cung cấp nhiệt điện
![](https://thandanhapkhau.com/wp-content/uploads/2020/10/5dc518e76eff97f3ff46b2db_24-Mining-Photographer-Indonesia-1024x682.jpg)
Các loại than được phân bố rộng khắp trên khắp thế giới (được tìm thấy ở khoảng 70 quốc gia), có trữ lượng dồi dào và có sự dao động giá cả dường như ít hơn so với dầu mỏ và khí tự nhiên. Những yếu tố này, cùng với các công nghệ phát triển để chế biến than, khiến than trở thành nhiên liệu được lựa chọn cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện.
Các loại than đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất điện trên toàn thế giới. Các nhà máy điện chạy bằng cách đốt cháy than hiện đang cung cấp hơn 38% năng lượng điện toàn cầu và ở một số quốc gia, than đá được sử dụng có cao hơn các loại nhiên liệu đốt khác. Mặc dù hiện nay có nhiều hình thức điện năng mới thân thiện hơn với môi trường nhưng điện than vẫn là nguồn năng lượng xương sống của thế giới. Bởi vì trữ lượng than đá dồi dào ở nhiều khu vực và chi phí xây dựng các nhà máy tương đối thấp hơn các loại hình điện năng khác như nhiệt điện và điện hạt nhân. Đối với điện khí thì chi phí vận hành cao cũng như giá khí tự nhiên tăng trong thời gian gần đây, đó cũng là lí do khiến việc vận hành các nhà máy này không mấy hiệu quả so với các nhà máy điện than truyền thống. Cụ thể như ở Việt Nam, nguồn điện sản xuất được từ than đá dự kiến chiếm hơn 53% tổng sản lượng điện năng của Việt Nam vào năm 2030. Ngoài Việt Nam thì các quốc gia trên thế giới vẫn sử dụng nguồn điện từ các loại than đá như muồn nguồn năng lượng chính cho công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày, cụ thể là Hàn Quốc với hơn 70% công suất phát điện tại Hàn Quốc.
Các dự án EIA sản xuất điện ròng thế giới tăng 93%, từ 20.2 tỷ kwh vào năm 2010 dự kiến tăng lên 39 triệu kwh vào năm 2040. Các loại than là nhiên liệu chủ yếu được sử dụng để phát điện trên toàn thế giới. Chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm đến 89% mức tăng trưởng dự kiến trong thế hệ đốt than. Ngược lại, các quốc gia OECD đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của họ vào than đá, đặc biệt là ở OECD Châu Âu với mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường.
Trăn trở về việc tận dụng các loại than và những phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày nay với các vấn đề về môi trường đang rất được quan tâm khi sử dụng điện than, các nhà máy điện than đã tăng cường các hệ thống thân thiện với môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế để việc khai thác và sử dụng điện than hiệu quả mà không gây hại đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân.