You are currently viewing Than đá nhập khẩu, giải pháp hàng đầu cho tình trạng thiếu than nội địa
Pieces of coal in Adelaide, Tuesday, September 17, 2019. (AAP Image/Kelly Barnes) NO ARCHIVING

Than đá nhập khẩu, giải pháp hàng đầu cho tình trạng thiếu than nội địa

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:13 mins read

Than đá nhập khẩu, phương án hỗ trợ khi than nội địa khan hiếm

Việc sử dụng than đá nhập khẩu trong khi Việt Nam vốn là quốc gia sở hữu các mỏ than giàu tài nguyên luôn là dấu chấm hỏi cho nhiều người. Trong bài viết sau đây, công ty than LEC – đơn vị chuyên nhập khẩu than – sẽ giải thích những lí do vì sao than đá nhập khẩu là nguồn cung ứng quan trọng trong bối cảnh hiện tại, các yếu tố ảnh hưởng đến giá than nhập khẩu cũng như những giải pháp tận dụng than nhập khẩu một cách hiệu quả để tránh vấn đề tồn kho than trong nước.

Than đá nhập khẩu có thật sự cần thiết cho ngành công nghiệp nước nhà?

Do tình hình khan hiếm nguồn cung than đá tại thị trường nội địa trong thời gian gần đây, than đá nhập khẩu được xem như là một giải pháp chữa cháy cho nền than đá nước nhà. Đặc biệt, đối với 1 quốc gia đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam thì nhu cầu về năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là một điều tất yếu. Chính vì lẽ đó mà cung cấp đủ lượng than, kịp thời và hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là cho sản xuất điện là một trong những yêu cầu cấp bách cần thực hiện một cách chu đáo và cẩn thận nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn quan trọng này. 

Để xây dựng một mỏ than thì thời gian cần và đủ là rất dài, đặc biệt là khai thác bằng hình thức hầm lò công suất lớn thường kéo dài khoảng từ 7 đến 8 năm, thậm chí đến 10 năm hoặc hơn. Bên cạnh đó, khai thác than là một ngành nhạy cảm vì có thể gặp rất nhiều rủi ro, trong khi thị trường than thế giới trong thời kỳ hội nhập có nhiều biến động mạnh do chịu tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cung cấp than cho sản xuất điện đáp ứng yêu cầu nêu trên, sử dụng nguồn năng lượng than đá từ nước ngoài kết hợp với sản lượng than khai thác từ trong nước là một giải pháp được ưu tiên sử dụng hàng đầu.Theo dự kiến vào năm 2020, tổng lượng điện năng được sản xuất từ than đá là 26000 MW, chiếm khoảng 49.3% và với lượng điện năng trên thì số lượng than đá cần để sản xuất ước tính hơn 60 triệu tấn than đá. Xa hơn nữa vào năm 2030, tổng lượng điện năng được sản xuất từ than đá là 55300 MW, chiếm 53.2% lượng điện sản xuất vào năm đó và lượng than cần để phục vụ cho sản xuất điện lad 129 triệu tấn than. Với những số liệu kể trên có thể dễ dàng nhận thấy được nguồn than đá trong nước khó có thể cung cấp đủ cho sản xuất điện trong tương lai.  Và dự kiến đến năm 2020, tổng lượng điện được sản xuất từ than là 131 tỷ kWh , chiếm khoảng 49.3% tổng sản lượng điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than; năm 2025, tổng lượng điện sản xuất từ than là khoảng 220 tỷ kWh, chiếm khoảng 55% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 95 triệu tấn than. 

Với kịch bản được đặt ra trong tương lai thì nguồn điện từ than đá sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống nguồn điện tại Việt Nam và nhiệm vụ cung cấp than cho sản xuất điện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển điện nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung. Nhưng hiện tại với mức tiêu thụ này nguồn than khai thác được trong nước có nguy cơ không đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời cho nhu cầu năng lượng. Để các nhà máy nhiệt điện đốt than hoạt động ổn định và hiệu quả cần phải có nguồn cung ứng than với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài. Điều đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, từ khâu xác định nhu cầu (kể cả dự phòng trong trường hợp nhu cầu sử dụng than tăng đột biến), xây dựng kế hoạch đầu tư, lập, phê duyệt và triển khai dự án xây dựng công trình mỏ đến việc chuẩn bị hệ thống vận chuyển, bốc rót, cảng biển, kho bãi nhằm đảm bảo việc cung ứng than không bị gián đoạn.

Giá than đá nhập khẩu được quy định trên thị trường như thế nào?

Than đá nói chung hay than đá nhập khẩu nói riêng được thiết lập giá một cách tự nhiên dựa vào cơ cấu liên ngành năng lượng, mối tương quan giữa các dạng nhiên liệu, năng lượng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo các quy định hiện hành, không một cá nhân hay tổ chức vào có thể tự ý điều chỉnh tăng, giảm giá. Ngoài ra, với điều kiện khai thác than tại các mỏ ngày càng khó khăn, phức tạp và đòi hỏi nhiều trang thiết bị khoa học kĩ thuật hiện đại do muốn khai thác được than phải xuống sâu và đi xa hơn vào trong lòng đất (lịch sử khai thác than ở Việt Nam đã có trên 170 năm, phần than ở trên có điều kiện thuận lợi đã được khai thác hết, nay phải xuống -300m, -500 m và sẽ sâu hơn nữa so với mực nước biển). Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trang thiết bị cũng như nâng cao trình độ của công nhân tăng cao đòi hỏi phải có cơ chế phù hợp đảm bảo cho ngành than phát triển bền vững, từ đó việc cung cấp than mới có thể trở nên ổn định, đáp ứng nhu cầu than, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong việc sử dụng các loại than được ưa chuộng trong nước mà trên thế giới hiện khó có thể tìm được loại than có cùng chủng loại cũng như chất lượng hoàn toàn giống như than cám 6a1 thì các công ty sản xuất và phân phối than đá bắt đầu sử dụng than đá nhập khẩu phù hợp và pha trộn với các loại than có sẵn tại thị trường nội địa sản xuất nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Giá thành sau khi pha trộn, chế biến loại than này tương đương với giá than cám 6a1 sản xuất trong nước, chỉ chênh một phần rất nhỏ, vừa đủ bù đắp cho công tác pha trộn, chế biến.

Một lưu ý vô cùng quan trọng khi đặt giá than chính là quan sát giá dầu mỏ. Hiện nay trong ngành dầu mỏ, tình trạng cung vượt quá cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá bán làm cho giá dầu mỏ giảm mạnh, cùng với đó là hệ luỵ làm những mỏ dầu có giá thành khai thác cao phải ngừng sản xuất, chỉ những mỏ dầu có giá thành thấp mới có thể tồn tại với giá bán thấp. Nguồn than đá nhập khẩu vào nước ta hiện nay có giá bán thấp cũng một phần là do nguyên nhân tương tự như vậy. Tuy nhiên, thị trường luôn có sự biến động, khi nền kinh tế thế giới phục hồi đà tăng trưởng cao, chắc chắn nhu cầu dầu mỏ cũng như nhu cầu than sẽ tăng cao, khi đó sẽ kéo theo giá bán tăng lên trong tương lai không xa.

Tận dụng than đá nhập khẩu như thế nào để không gây ra vấn đề tồn kho than nội địa?

Trước tình hình các loại than đá nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong nước, Việt Nam đã và đang thực hiện nhập khẩu than từ nước ngoài với khối lượng phù hợp nhằm hoàn thiện 2 mục tiêu chính đã đề ra từ trước. 

Đầu tiên phải kể đến, than đá nhập từ nước ngoài sẽ chế biến, trộn với các loại than khai thác tại Việt Nam nhằm cung cấp cho các đối tượng khách hàng, mục đích chính là giảm tồn kho nguồn than khai thác được từ khu vực miền Tây Quảng Ninh. 

Mục tiêu thứ hai chính là nhân cơ hội nguồn than thế giới đang trong thời điểm dư thừa nên giá bán thấp, từ đó điều chỉnh giảm sử dụng than nội địa và tập trung sử dụng than nhập khẩu, sau đó tích cực khai thác than nội địa để kịp đáp ứng khi nhu cầu than trong nước có dấu hiệu tăng cao trở lại. 

Trả lời