You are currently viewing Tình hình cung cấp than đá cho ngành nhiệt điện tại Việt Nam

Tình hình cung cấp than đá cho ngành nhiệt điện tại Việt Nam

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:11 mins read

Hoạt động cung cấp than đá được đầu tư mạnh để phục vụ kịp thời nhu cầu nhiệt điện của cả nước 

Ngày nay, các hoạt độngcung cấp than đá trong và ngoài đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết vì nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng này làm nhiên liệu đốt trong các nhà máy nhiệt điện ngày một tăng cao. Việt Nam là một quốc gia sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt chính nhưng thị trường than nội địa lại không cung cấp đủ số than tối thiểu để nhà máy hoạt động hiệu quả.

Tình hình cung cấp than đá trong nước có nhiều biến động do nhiều nguyên nhân khách quan


Tình hình cung cấp than đá trong nước hiện nay có nhiều biến động do thực trạng thiếu nhiên liệu để vận hành các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện với nhu cầu rất cao về than đá. Mặc dù than được cho là một loại nhiên liệu không sạch và gây ô nhiễm môi trường sống nhưng nhu cầu về than và khí tự nhiên vẫn luôn cao và không ngừng tăng trong những năm gần đây vì nguồn cung cấp than đá luôn ổn định và có giá thành rất hợp lý.

Theo dự báo của các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, cho đến năm 2025 Việt Nam vẫn sử dụng nguồn nhiên liệu từ than đá và khí tự nhiên là chủ yếu để tạo ra điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là sản lượng than sử dụng đã tăng liên tục từ 26.25 triệu tấn lên 44.37 triệu tấn trong vòng 3 năm ( từ 2015 đến 2018) – tăng đến gần 70%. Trong năm 2019, các nhà cung cấp than đá ước tínhphải cung cấp đủ 55 triệu tấn than cho ngành điện, trong đó có 44 triệu tấn là than antraxit- (chiếm khoảng 80%). Tuy nhiên thị trường than đá nội địa chỉ cung cấp được khoảng 36 triệu tấn, chính vì lẽ đó mà than nhập khẩu ngày càng được chú trọng tại thị trường than nước nhà. Về lâu dài, đến năm 2030, dự báo nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ lên tới 120 triệu tấn, chiếm hơn 80% tổng nhu cầu than trong nước. Trong khi đó, sản xuất than trong nước dự báo chỉ đạt từ 42 – 50 triệu tấn/năm. 

Theo dự đoán của các chuyên gia trong lĩnh vực điện lực, các doanh nghiệp khai thác và nhập khẩu than phải cung cấp than đá antraxit với số lượng ngày càng tăng vì ngày càng có nhiều nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động hoặc là tăng năng suất hoạt động như Hải Dương, Thái Bình 2, Bắc Giang, Công Thanh,… điều này dẫn đến nhu cầu về than nhập khẩu cũng sẽ tăng cao vì than nội địa không thể cung cấp đủ sản lượng than mà các nhà máy cần.

Ngành nhiệt điện Việt Nam đang cần nguồn cung cấp than đá vững mạnh và ổn định

Việc cung cấp than đá cho các nhà máy nhiệt điện trong nước gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn than nhưng nhu cầu về điện trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất lại không có dấu hiệu suy giảm mà lại tăng nhanh trong những năm trở lại đây, đặc biệt là ở thời điểm những ngày cuối năm. Bên cạnh các nhà máy nhiệt điện là nơi sản xuất chính cho hệ thống điện năng của Việt Nam hiện nay thì các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo như nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện mặt trời cũng hoạt động hết công suất nhưng vẫn không thể cung cấp đủ năng lượng để hỗ trợ cho nguồn điện mà Việt Nam cần. 

Do đó, một số giải pháp được đề ra, chẳng hạn như bổ sung thêm 4500 MW đến 5000 MW cho hệ  thống nhiệt điện chạy bằng than đá, điều này dẫn đến lượng điện phải sản xuất lên đến hàng tỉ kWh/năm. Để hoàn thành được mục tiêu về năng suất điện đã đề ra cần một lượng lớn than đá để cung cấp cho các nhà máy nhưng do nguồn than tại Việt Nam khan hiếm cùng với kĩ thuật lạc hậu dẫn đến giải pháp phải nhập khẩu than từ các quốc gia có trữ lượng lớn trong khu vực hoặc các quốc gia có nguồn than xuất khẩu dồi dào như Indonesia, Nga và Australia,…

Trong tương lai, an ninh năng lượng quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn than nhập khẩu từ thị trường thế giới. Hơn nữa, vấn đề đặt ra là, không chỉ “gom” đủ số lượng than, mà chủng loại, chất lượng than nhập khẩu cũng là chuyện phải quan tâm. Nếu nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiều nguồn than, chủng loại than với chất lượng khác nhau sẽ làm cho lò hơi vận hành không ổn định, dẫn đến tăng suất tiêu hao than, suất hao nhiệt của tổ máy. 

Các giải pháp từ đơn vị cung cấp than đá nhằm hỗ trợ nguồn nhiên liệu cho ngành điện

Trong bối cảnh các đơn vị khai thác và cung cấp than đá đang nỗ lực tiếp ứng cho các nhà máy sản xuất, cần có sự hướng dẫn của Bộ Công Thương để làm giảm tải áp lực than cung cấp cho thị trường, đặc biệt là cho các nhà máy nhiệt điện. Một trong những giải pháp thiết thực nhất tại thời điểm hiện tại chính là tăng cường năng suất khai thác của các mỏ than cũng như các nhà máy chế biến than thành phẩm, ngoài ra việc nâng cấp và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực khai thác than cũng là vô cùng cần thiết trong việc thúc đẩy năng suất khai thác than để phục vụ cho thị trường. Bên cạnh đó, cần triển khai hợp tác lâu dài với các đơn vị nhập khẩu than từ nước ngoài để các nhà máy có đủ lượng than dự trữ trong trường hợp khẩn cấp.

Để giải quyết bài toán khó về việc cung cấp than đá đủ số lượng cho các nhà máy nhiệt điện, EVN đã đã chủ động nhập khẩu than bitum, sub-bitum và từ năm 2019, tiến hành nhập than antraxit theo chiến lược “dài hơi” qua việc tăng cường ký kết các hợp đồng trung, dài hạn với đối tác quốc tế. Các tổng công ty phát điện đã chủ động tìm kiếm, đảm bảo có ít nhất 2 nhà thầu cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu, góp phần tăng khả năng dự phòng. Đồng thời, các đơn vị còn tiến hành xây dựng và mở rộng các cảng biển, giúp các tàu chở than dễ dàng tiếp cận với đất liền.

LEC GROUP đã và đang là nhà cung cấp than đá cho rất nhiều dự án nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc. Với nguồn than luôn dồi dào; chất lượng ổn định, nhiệt trị cao, LEC GROUP đã đóng góp phần nào giúp giảm thiểu sự thiếu hụt nhiên liệu của ngành công nghiệp này

Trả lời