You are currently viewing Giá than nhiệt thế giới biến động, thị trường tiêu thụ châu Á tăng mạnh

Giá than nhiệt thế giới biến động, thị trường tiêu thụ châu Á tăng mạnh

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:11 mins read

Biến động giá than nhiệt thế giới và sự tác động đến thị trường tiêu thụ châu Á

Giá than bị điều chỉnh đáng kể,từ 2019-2020 do nhu cầu than đá trên thế giới có sự thay đổi mạnh. Nguyên nhân giá than biến động là do chính phủ tại một số nước kiểm soát lại chính sách năng lượng và thắt chặt quản lý việc tiêu thụ (do phát thải than ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường). Tuy thay đổi chỉ mang tính chất tương đối nhưng đã dẫn đến việc tồn kho, động than nghiêm trọng, làm mất cân bằng năng lượng tại các nước cung. Và thị trường châu Á được xem là chìa khóa chính giúp giải quyết vấn đề khó khăn này. 

Giá than nhiệt giảm ở mức kỷ lục và những dự báo cho nhu cầu ngành than tương lai 

Pieces of coal in Adelaide, Tuesday, September 17, 2019. (AAP Image/Kelly Barnes) NO ARCHIVING

Các công ty than lớn, đặc biệt tại Úc, có sự điều chỉnh mạnh giá than trong năm vừa qua. Cụ thể, năm 2019, giá mua than giảm kỷ lục, xuống còn 65USD/tấn, trong vòng 10 năm trở lại đây. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngờ rằng việc tiêu thụ than tại những quốc gia còn phụ thuộc sẽ còn tăng cao.

Theo báo cáo hàng tháng mới nhất từ chính phủ, nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu ngành công nghiệp than dự đoán bị cắt giảm mạnh từ 26 tỷ đô la Úc xuống còn 20,6 tỷ đô la trong năm nay và 18,8 tỷ đô la vào năm tới. Việc giảm giá này một phần do chính sách nhập khẩu than tại Trung Quốc tăng đáng kể, khiến yếu tố cạnh tranh diễn ra. 

Than nhiệt là một trong các loại than được muanhiều nhất, hút nhiều sự quan tâm từ thị trường. Tuy có sự giảm nhẹ về lượng tiêu thụ trong năm 20017-2018, nhưng những năm sau nhu cầu tăng trở lại, điển hình từ thị trường Ấn Độ, đồng thời giá than sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu than cao. 

Năm 2019, điện đốt than giảm 3%, do tác động chính từ khủng hoảng khí hậu. Từ nguyên do này, thị trường châu Âu và Mỹ giảm thiểu hẳn việc đốt than, giảm 23% và 14% trong vòng 9 tháng. 

Tuy nhiên, tình hình châu Á trái ngược hoàn toàn. Trung Quốc nhập khẩu tăng 0,5% từ nguồn cung Úc. Khu vực Đông Nam Á tăng mạnh. Theo phân tích hiện tại của IEA (Cơ quan năng lượng quốc tế), tình hình xuất khẩu than nhiệt tại Úc sẽ tăng 1,6%/ năm cho đến năm 2024, nếu nguồn cầu hiện tại vẫn tiếp tục duy trì. 

Giá than nhiệt giảm góp phần thúc đẩy thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á tiêu thụ mạnh 

Giá than nhiệt giảm do tác động mạnh từ chính sách tiêu thụ năng lượng chung thế giới. Các quốc gia thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ ngày càng siết chặt hoạt động mua than đá và nhập khẩu than, nhằm hạn chế hậu quả tác động đến môi trường. Tuy nhiên, thị trường châu Á có ít sự biến đổi, thậm chí tăng vượt mạnh sử dụng than do nhu cầu. Một số nước điển hình chính là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.  

Nhu cầu tiêu thụ than nhiệt tăng mạnh từ năm 2018  tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc và miền Đông Nam Á. Điều này góp phần tạo sự cân bằng cung-cầu trong nước. Nhiều quốc gia giữ vai trò cung thiết yếu đã lập kế hoạch tăng cường xuất khẩu nhiều hơn cho năm 2019, và đã đạt được mục tiêu, dù ở mức tương đối. Và trong năm 2020, hành động này cũng sẽ tiếp tục triển khai. 

Trung Quốc và các nước Động Nam Á nhập khẩu 16,4 triệu tấn than, trong đó, 11,3 triệu tấn là than nhiệt (số liệu thống kê năm 2017). Điều này giúp chứng minh rằng, nhu cầu tiêu thụ than Đông Á  tăng, và nâng mức từ 584 triệu tấn lên đến 610 triệu tấn. 

Năm 2018, tại Trung Quốc, than nhiệt được tập trung nhập khẩu nhiều hơn, và thúc đẩy sản lượng nhập tổng hơn 16 triệu tấn. Than non và than bitum tăng trưởng gần 20 triệu tấn, chiếm lần lượng 45% và 18% tổng thành phần. Và năm 2019, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua than đá mạnh từ Indo, Úc, nhằm phục vụ cho việc phát triển tốt nhu cầu thương mại. Trung Quốc luôn hi vọng rằng, sự giảm về giá do tác động tình hình thế giới sẽ là nhân tố thuận lợi để nhập nhiều hơn và phân phối thị trường tốt hơn. 

Trong điều kiện giá than giảm, Đông Nam Á tiêu thụ than mạnh hơn, và tăng hơn 11 triệu tấn năm 2018. Theo dự đoán đầu tư trong ngành thì, 10 năm sắp tới, nguồn cầu sẽ tăng cao và việc mở rộng nhà máy, cơ sở chế biến than sử dụng là điều thiết thực và thiết yếu, đặc biệt ở Việt Nam và Philippine.

Tổng sản lượng than nhập khẩu 104 triệu tấn, tăng so với năm trước 11 triệu tấn. Malaysia là nước nhập khẩu lớn nhất vùng ở mức 34 triệu tấn, tiếp theo Thái Lan ở mức kỷ lục 25 triệu tấn, Phillippines và Việt Nam với 21 triệu tấn.  

Tình hình tiêu thụ năng lượng than tại Ấn Độ giống với mặt bằng chung tăng vọt của Đông Nam Á và Trung Quốc. 

Công ty than LEC GROUP, điển hình cho giá than nhập khẩu rẻ, chất lượng tại Việt Nam 

Giá than giảm mạnh là cơ hội tốt để các công ty than tập trung đẩy mạnh việc nhập khẩu, nhằm nâng cao hiệu suất đáp ứng cao nhu cầu thị trường. Tại Việt Nam, công ty than tiêu biểu cho mặt hàng chất lượng từ Indo, Úc, Nga chính là LEC GROUP. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường năng lượng Việt Nam, LEC tự tin cung cấp tới khách hàng nguồn than chất lượng cao, ổn định với giá thành hợp lý.  Nguồn than nhập khẩu và phân phối lại tại LEC GROUP luôn kiểm tra nghiêm ngặt về mọi mặt từ hải quan giấy tờ, đến tính đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất,… LEC GROUP tuyệt đối nói không với hàng lậu, kém uy tín cho thị trường. Khác với các công ty than đá khác, LEC GROUP còn phục vụ thêm về logistics, chẳng hạn hỗ trợ các giải pháp về hóa đơn, tính hợp thức hóa mặt hàng, kho cụm bãi xuất nhập bến,…nhằm hướng đến sự trải nghiệm tốt cho đối tác của mình.

Bài viết trên của chúng tôi trình bày về tình hình giá than hiện nay và sự tác động của giá thành đến với thị trường tiêu thụ than quốc tế. Hy vọng với phần nội dung trên sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về ngành thương mại than đá. Đừng quen theo dõi trang web để có thêm nhiều chi tiết thú vị và cần thiết.

Trả lời