You are currently viewing Hoạt động nhập khẩu than tại Việt Nam có luôn thuận lợi không?

Hoạt động nhập khẩu than tại Việt Nam có luôn thuận lợi không?

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:10 mins read

3 yếu tố tác động đến quá trình nhập khẩu than tại Việt Nam 

Nhu cầu nhập khẩu than trên thế giới theo thời gian luôn tăng cao nhưng là một đất nước mới tham gia vào thị trường nhập khẩu những năm gần đây, việc nhập khẩu than với khối lượng lớn hoàn toàn không là dễ dàng đối với Việt Nam. Đứng trước những tập đoàn toàn chính toàn cầu, những “ông lớn” trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than từ lâu đã thiết lập trật tự cho thị trường xuất khẩu than quốc tế, thành viên mới là Việt Nam với cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nên hoạt động nhập khẩu than của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nhập khẩu than và các chi phí mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm

Dựa vào các số liệu được thống kê, giá nhập khẩu than vào Việt Nam bị ảnh hưởng bởi  2 yếu tố: giá than đá trên thị trường và chi phí cho logistics. 

Cụ thể là giá than có xu hướng giảm mạnh từ năm 2014 sang 2015 xuống mức khoảng 60 USD/tấn. Tuy nhiên từ đầu năm 2016, các chuyên gia về than đá đã nhận thấy dấu hiệu tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 117 USD/tấn. Từ đầu năm 2018 cho đến nay, giá than nhiệt và than cốc vẫn giữ được phong độ khi tiếp tục duy trì mức giá cao. Vào giữa năm 2017, giá của than nhiệt đã dao động quanh mức 100 USD/tấn nhưng giá than có dấu hiệu tăng lên 110 USD/tấn vào tháng 3/2018 nhưng đến tháng 4/2018 mức giá giảm lại mức 93 USD/tấn. Tuy nhiên, giá đảo ngược tăng lên tới 120 USD/tấn một lần nữa do sự tăng cường nhập khẩu của Trung Quốc chuẩn bị cho nhu cầu mùa hè. Giá than từ các công ty than với dịch vụ giao hàng cấp tốc tăng lên 260 USD/tấn trong tháng 1/2018 do nhập khẩu tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Sau đó giá đã giảm trở lại mức 170 USD/tấn vào cuối tháng 4, nhưng đã hồi phục và chạm mức 200 USD/tấn vào đầu tháng 7/2018. Hiện tại, giá đã quay trở lại mức 170 USD/tấn một lần nữa.

Ngoài giá than và các loại chi phí vận chuyển, nhập khẩu than còn ảnh hưởng bởi chi phí cước tải do khu vực cảng Việt Nam gặp khó khăn trong khả năng tiếp nhận tàu chở than cỡ lớn. Các cảng than Vũng Áng, Duyên Hải chỉ tiếp nhận trực tiếp được tàu dưới 30.000 DWT, cảng Vĩnh Tân tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Trong khi đó các NMNĐ sử dụng than nhập khẩu của PVN nằm sâu trong Sông Hậu, cảng nhà máy chỉ tiếp nhận được xà lan đầu kéo/tự hành đến 10.000 DWT do đó phải chuyển tải từ tàu mẹ sang xà lan làm tăng chi phí. Mặt khác, điều kiện tuyến luồng vận chuyển nội địa bồi lắng phức tạp, năng lực đội xà lan vận tải dẫn đến chi phí vận tải tăng. 

Giải quyết các khó khăn trong công tác nhập khẩu than với các chính sách và cơ chế của Chính Phủ

Trong 1 thập niên vừa qua, tình hình nhập khẩu than có nhiều biến đổi khiến cho thị trường than thế giới cũng trải qua các sự biến động phức tạp, khó lường. Chính vì thế mà các chính sách phù hợp với diễn biến thị trường là vô cùng quan trọng với mỗi nền kinh tế nói riêng và thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho công tác nhập khẩu than được thuận lợi.

Trước năm 2015, các hoạt động nhập khẩu than đều phải được thực hiện thông qua Ban chỉ đạo nhập khẩu than, tập trung hình thành các đầu mối nhập khẩu, các công ty than có thể đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu than. Sau 2015, các hoạt động nhập khẩu than sẽ được triển khai bằng hình thức đấu thầu quốc tế thay vì phải thông qua các đơn vị đầu mối, quyết định này sẽ làm phong phú giá than cũng như nguồn cung cấp than. Tuy nhiên, trong những năm gần đây giá than lại tăng cao trở lại và nhu cầu tăng như giai đoạn trước năm 2015, dẫn tới các doanh nghiệp khó khăn khi thực hiện công tác nhập khẩu than. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo cơ hội cho các đội tàu Việt Nam tham gia vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Nhập khẩu than đá cùng với những khó khăn và thách thức hiện nay

Việc nhập khẩu than ngày càng quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà máy nhiệt điện với nhu cầu sử dụng than nhập khẩu, vì sở hữu nguồn than chất lượng và ổn định về cả chất và lượng đóng một vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động của nhà máy. Nói đến mô hình nhập khẩu, các nước phát triển như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… đã định hướng việc hình thành một thị trường than tập trung nên đã xây dựng các đơn vị chuyên nghiệp trong cùng một tập đoàn, hoặc khu nhiệt điện phụ trách chung việc nhập khẩu than cho sản xuất điện.

Tại Việt Nam, khi các NMNĐ được quyền tự lo nguồn than nhập khẩu để tìm kiếm và duy trì được lượng than có chất lượng phù hợp với mục tiêu hoạt động của các nhà máy. Nhưng điều này cũng sẽ dẫn đến làm mất vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, lí do là quy mô nhỏ, không bài bản, thiếu thống nhất và khả năng tranh mua. Các NMNĐ trong cùng một tập đoàn và tổng công ty mua than nhập khẩu với giá khác nhau, điều này dễ gây xáo trộn thị trường, việc kinh doanh sẽ kém hiệu quả…

Trong dài hạn, khi nhập khẩu than với khối lượng lớn, việc không có cảng trung chuyển sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của chuỗi cung ứng hàng hoá, làm tăng chi phí nhập khẩu than. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ cũng làm cho các đơn vị nhập khẩu than phải trả thêm nhiều khoản chi phí phát sinh không đáng có (như phạt dôi nhật với số tiền lớn, mất uy tín của doanh nghiệp với các đối tác quốc tế…).

Trả lời