You are currently viewing Nhập khẩu than và những giải pháp quản lý trong ngành sản xuất năng lượng

Nhập khẩu than và những giải pháp quản lý trong ngành sản xuất năng lượng

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:11 mins read

Nhập khẩu than tại Việt Nam luôn diễn ra liên tục trong nhiều năm liền, từ đó khẳng định sự chắc chắn về tầm quan trọng của ngành than trong thị trường tiêu thụ năng lượng Việt Nam.

Sản lượng than đá xuất khẩu sang Việt Nam tăng mạnh theo mỗi năm, từ đó khiến cho những vấn đề về quản lý và vận hành sản xuất luôn được đặt ra. Vậy thì, việc tăng cường quản lý sản xuất ra sao, tổng kết chung cho thị trường than nhập khẩu như thế nào, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung bài đọc sau đây để nắm rõ về ngành năng lượng trong nước. 

Tổng kết tình hình nhập khẩu than tại Việt Nam và những giải pháp về quản lý sản xuất năng lượng điện than 

Nhập khẩu than có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cân bằng ngành năng lượng thị trường. Chính nguồn cung thiết yếu này đã bổ sung với nguồn than nội địa, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng cao như hiện nay. Song song với việc nhập khẩu than, các mối quan tâm về quản lý, giải pháp sản xuất cũng được siết chặt, nhằm đảm bảo tính ổn định và an ninh năng lượng quốc gia. 

Việt Nam đầu tư mạnh cho lĩnh vực nhập khẩu than đá từ nước ngoài trong năm 2019

3,7 tỷ USD là con số thống kê thực cho việc đầu tư nhập khẩu than tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ than trong năm 2019 diễn ra rất mạnh, khiến cho các ngành công nghiệp lớn nhỏ và các nhà máy điện than rơi vào tình trạng điêu đứng vì phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn nhiên liệu sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, nhà nước đã tăng cường chi mạnh cho thị trường than nhập khẩu, nhằm gia tăng tính khả thi trong quá trình vận hành và tiếp tục phát triển kinh tế. 

Theo thông cáo từ Tổng cục Hải Quan, con số ghi nhận than nhập khẩu gây ấn tượng mạnh. Trong 10 tháng đầu năm 2019, sản lượng than tăng 112,3% so với cùng kỳ năm 2018, đạt mức gần 37 triệu tấn, chiếm 3,25 tỷ USD. Ước tính mức chi cho việc mua than đá từ thị trường nước ngoài cho cả năm là 3,7 tỷ USD. Dự đoán trong giai đoạn sắp tới, 2020-2030, Việt Nam sẽ còn phụ thuộc vào nhiên liệu than đá khá nhiều, nhằm có thể phục vụ tốt cho mục tiêu lâu dài về năng lượng được đề ra. 

Về giá nhập khẩu than đá thế giới trong năm có nhiều sự biến động. Cụ thể, giá xuất bán trên thị trường giảm hơn ⅓ so với giai đoạn trước đây. Mức phổ chung dao động trong khoảng 77-88,4 USD/tấn. Những nguồn cung chủ chốt cho Việt Nam như Indo, Nga và Úc cũng đều có sự điều chỉnh giá thành mạnh, giảm xuống đáng kể. Tại Indo, giá nhập khẩu trung bình chỉ còn 57,2 USD/tấn. 

Tầm nhìn xa cho những kế hoạch đầu tư nhập khẩu than tại thị trường Việt Nam

Với mức tiêu thụ than cần đáp ứng hiện nay, việc nhập khẩu than vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới và sẽ tăng cường nhiều hơn cho những kế hoạch dài hạn. Những dự án phát triển đầu tư ngành than sẽ được mở rộng quy mô nhiều hơn vào năm 2030, chủ yếu phục vụ cho ngành điện nhiệt. Trong tương lai, Việt Nam sẽ mở thêm nhiều nhà máy điện, từ 28 nhà máy hiện tại sẽ tăng lên 68 nhà máy, và phân vùng tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung. Từ đó, việc đầu tư và tìm kiếm nguồn cung lâu dài luôn được quan tâm và chú trọng, để duy trì tính đảm bảo khai thác và sản xuất trong nước. Tầm nhìn đến năm 2050, những chiến lược phát triển năng lượng quốc gia sẽ được quan tâm đặc biệt, tiến lên quá trình hội nhập bền vững. Đồng thời, đảm bảo tốt về tình hình an ninh năng lượng. 

Việc tiếp nhận thị trường than nhập khẩu và triển khai những kế hoạch sản xuất chế biến than luôn được chủ động nghiên cứu và kết hợp pha trộn nguồn than nội địa, nhằm mang đến hiệu suất làm việc cao. Các công tác quản lý, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được chăm sóc kỹ, tránh tình trạng hoạt động trái phép hay vi phạm về những kỹ thuật an toàn cũng như an ninh ngành than. 

Tìm hiểu các giải pháp quản lý nhập khẩu than, tăng tính hiệu quả trong ngành năng lượng điện nhiệt

Việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai nhập khẩu than luôn được chỉ thị rõ ràng và có những phương hướng tiếp cận chi tiết, nhằm tăng tính khả thi cho ngành an ninh năng lượng, đồng thời phục vụ đáp ứng lâu dài cho nhu cầu cao trong nước. Về tính cụ thể, chúng ta có những giải pháp gợi mở sau:

  • Siết chặt các hoạt động nhập khẩu than, khai thác kinh doanh than trái phép bằng các đường vận chuyển chủ chốt: biển, hàng không, đường bộ…và các giấy tờ hải quan có liên quan…
  • Tăng cường tính phối hợp chặt chẽ giữa nguồn phát và nơi tiếp nhận (cụ thể các nhà máy điện và các công ty doanh nghiệp cung cấp than)…nhằm tăng tính khả thi trong việc hỗ trợ những trường hợp cần thiết,
  • Thanh tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh than trong nước
  • Rà soát, hoàn thiện cơ chế phát triển ngành than trên thị trường và cân bằng thị trường than nhập khẩu với nguồn than nội địa
  • Quan tâm và thanh tra những điểm vận chuyển, khai thác than, cùng các bãi tập kết, giao thương than 
  • Xử lý nghiêm những hành vi buôn lậu than, tiếp tục phối hợp với các ban ngành liên quan để gia tăng tính khả thi về quản lý năng lượng. 
  • Hoàn thiện hệ thống cung cấp than cho những đơn vị tiêu thụ với số lượng phân phối hợp lý
  • Chủ động trong việc đàm phán và ký hợp đồng mua bán nhập khẩu than, tuân theo điều khoản ký trong hợp đồng, đồng thời lên kế hoạch sản xuất thích hợp. 

Nhìn chung, tình hình nhập khẩu than tại Việt Nam vẫn diễn ra sôi nổi. Việt Nam vẫn đang tiếp tục chọn than nhập khẩu làm nguồn hỗ trợ chính để cung cấp đủ nhiên liệu, đáp ứng cho sự tăng cao nhu cầu tiêu thụ trong nước. Song song với việc nhập khẩu, Việt Nam cũng triển khai đồng thời những giải pháp quản lý hiệu quả, nhằm đảm bảo nâng cao an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển chung cả nước. 

Trả lời