You are currently viewing Quản lý chất lượng than nhập khẩu trong cơ chế vận hành nhà máy điện

Quản lý chất lượng than nhập khẩu trong cơ chế vận hành nhà máy điện

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:14 mins read

Than nhập khẩu tại thị trường Việt Nam hiện có những đóng góp tích cực trong công cuộc tạo ra nguồn năng lượng, góp phần ổn định và đảm bảo nguồn cung cho các nhà máy nhiệt điện. Sản lượng than đáp ứng cho những đơn vị này rất lớn, giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình nhập khẩu và sản xuất, việc quản lý nguồn than và tìm hiểu những đặc tính kỹ thuật trong ngành luôn được đòi hỏi gắt gao. Vậy thì, những nhà chuyên môn đã điều phối nguồn than nhập khẩu như thế nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây nhé. 

Quản lý chất lượng than nhập khẩu, yếu tố không thể bỏ qua khi vận hành các nhà máy

Hiện nay, than nhập khẩu được pha trộn trực tiếp với nguồn than nội địa tại các nhà máy nhiệt điện, góp phần đáp ứng tốt nguồn cung nhiên liệu cho quá trình sản xuất điện tiêu thụ. 60-65% chi phí đầu tư nhiên liệu sản xuất điện phụ thuộc vào than. Từ đó cho thấy rằng, vai trò và sự đóng góp của ngành than công nghiệp nói chung hay thị trường than nhập khẩu nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. 

Trong quá trình nhập khẩu than, việc quản lý đảm bảo chất lượng than cùng với những chiếc lược triển khai để khai thác luôn được đề cao và quan tâm. 

Đánh giá chất lượng than nhập khẩu thông qua nguồn gốc, đặc tính kỹ thuật và chi phí ước tính 

Than nhập khẩu góp mặt trong thị trường tiêu thụ năng lượng Việt Nam từ nhiều năm nay. Sự đóng góp của ngành than đã phần nào duy trì ổn định cho những mục tiêu phát triển kinh tế, thông qua những dự án chuyên biệt. Việc đánh giá và quản lý nguồn than rất quan trọng, luôn được đánh giá cao vì nó là yếu tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất phát triển kinh tế và hiệu suất làm việc từ lò hơi…

Những giải pháp về than nhập khẩu luôn được quan tâm nhiều từ khâu triển khai, xây dựng chiến lược thương mại, góp phần làm giảm những rủi ro và tăng tính hiệu quả trong quá trình nâng cao chất lượng làm việc và đẩy mạnh tính hiệu quả cho những dự án. 

Hiện nay, mô hình ứng dụng sản xuất điện than từ các nhà máy chủ yếu là vận hành lò hơi, với mục đích hạn chế tro bụi thải ra môi trường. Hình thức này đang được đánh giá cao. Trong hệ thống làm việc của lò, yếu tố chất lượng than đóng vai trò quan trọng, tác động nhất định đến hiệu suất vận hành lò hơi có hết công suất hay không, tuổi thọ cũng như chi phí bảo trì có nặng hay nhẹ….

Chất lượng than mang yếu tố quyết định, do đó, việc nắm rõ những tính chất than luôn được đòi hỏi cao, nhất là với ba nguồn chính than Úc, Nga, và than nhập khẩu Indo.Tính tương đối về nhiệt trị, độ ẩm, thành phần phần trăm cacbon, …. luôn được đo lường chính xác để tăng năng suất sản xuất điện.

Việc quản lý chất lượng thị trường than nhập khẩu khá ổn định, tuy nhiên, điểm hạn chế trong quá trình nhập khẩu chính là chi phí vận chuyển. Đối với những quốc gia có khoảng cách xa, chi phí đầu tư nặng hơn, và theo dõi sát sao hơn, từ đó đưa ra những so sánh tác động kinh tế dựa trên tổng giá trị nhập khẩu. 

Nói về than, những yếu tố cần quan tâm đến để đánh giá tiêu chí trong công tác hợp tác hợp đồng giao thương mua bán than chính là: đơn giá xuất bán, thông số nhiệt trị, tỷ lệ  các nguyên tố trong than, thành phần hóa lý tính của than, và độ ổn định của nguồn than nhận cung cấp. 

Công tác quản lý than nhập khẩu thông qua hình thức cải tiến lò hơi tầng sôi

Sản lượng sản xuất than nhập khẩu luôn được đẩy mạnh và tăng liên tục, khiến cho vấn đề về môi trường trong quá trình chế biến lại được đặt ra. Đã không ít lần thế giới kêu gọi và cảnh báo về việc phụ thuộc than đá, nhưng với tình hình hiện tại, than đá vẫn sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng chính, do đó, việc chú trọng đến hình thức triển khai và hạn chế những hậu quả về khí độc thải ra thông qua mô hình thiết kế than cho lò hơi là rất cần thiết. 

So với những mô hình chế biến than đá trước đây, mô hình ứng dụng lò hơi tầng sôi đạt ưu thế hơn, tránh những mâu thuẫn lớn tối đa về môi trường. Việc xác định dải đặc tính kỹ thuật than cũng như việc phát huy năng lượng nhiệt từ than được khai thác tối đa, giúp quá trình đốt than luôn hiệu quả. 

Về đặc tính phát huy hiệu suất vận hành, tính chất xử lý kỹ thuật của than phải không quá rộng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiệu suất lò. Ngược lại, dải đặc tính kỹ thuật than cũng không được quá hẹp vì nó làm ức chế tính đảm bảo đơn giá trong hợp đồng và việc mua bán than trong thị trường than nhập khẩu. Những công tác quản lý nguồn than nhằm duy trì chất lượng, đảm bảo tính kỹ thuật luôn gắn liền với việc nghiên cứu và phát triển những thiết bị lò hơi, cụ thể bộ đốt, nhiệt biến dạng chảy tro xỉ, hệ thống điều chỉnh gió, hệ số cân bằng khí và trường nhiệt hoạt động bên trong…

Hiện nay, tại nhiều nhà máy nhiệt điện than trên thế giới đều ứng dụng hình thức khoa học kỹ thuật này để đẩy mạnh tính kiểm soát và nâng cao tính điều chỉnh. Việt Nam đã và đang trong quá trình tiếp thu những góc nhìn mới, đồng thời tiếp tục nghiên cứu những phần mềm quản lý chi tiết hơn và đầy đủ hơn. 

Những khía cạnh cần quan tâm đến than nhập khẩu trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế từ các nhà máy điện 

Trong giai đoạn vận hành thương mại, than nhập khẩu được quan tâm song song với nguồn than nội địa, nhằm phát huy tốt năng lực cạnh tranh hiệu quả kinh tế. Cụ thể, những việc được thực hiện chính là:

  • Phân tích, kiểm tra sự ảnh hưởng của chất lượng than đá trong việc đốt cháy lò,
  • Cải thiện, điều chỉnh, xử lý và khắc phục những yếu tố khiếm khuyết, nâng cao hiệu suất nhiệt than khi đốt cháy,
  • Nghiên cứu cấu tạo hệ thống ứng dụng lò hơi tầng sôi và những đặc tính kỹ thuật khi nguồn nhiên liệu bị tác động biến đổi như thế nào,
  • Kiểm soát theo dõi hiệu chỉnh lò hơi, đồng thời xây dựng kế hoạch duy trì vận hành, nâng cao năng lực phát huy hiệu suất đốt từ trong các nhà máy,

Những khâu được liệt kê trên đánh giá rất quan trọng, vì nó tác động trực tiếp đến nguồn chi phí đầu tư ngành than nhập khẩu, tính kinh tế về tồn trữ kho, logistic và hiệu suất cháy truyền nhiệt trong lò. Do vậy, việc kiểm soát và đáp ứng hợp lý, linh hoạt và chặt chẽ là rất cần thiết. 

Trong việc ứng dụng và chế biến than hiện nay, thị trường than nhập khẩu được triển khai đồng thời với nguồn than trong nước, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành than. Việc quan tâm nhiều hơn về đặc tính than, thành phần có trong than được được khuyến khích nhiều sao cho phù hợp với dạng hình thức lò hơi. Nếu những yếu tố đặc thù về H2, tro, độ ẩm không nằm trong mức an toàn, cũng ảnh hưởng đến quá trình vận hành và tuổi thọ của lò. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nhà máy điện, những người phụ trách cần phải có chiến lược bảo trì dài hạn, tăng cường năng lực hoạt động dây chuyền và áp dụng những kỹ thuật xử lý tối ưu. 

Nhìn chung, việc quản lý chất lượng than đá nói chung, hay nguồn than nhập khẩu nói riêng, có tác động mạnh mẽ đến quá trình vận hành và sản xuất điện than tại các nhà máy. Các công đoạn quản lý và công tác triển khai phải luôn được quan tâm đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi hết sức có thể trong việc duy trì đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chung trong nước.  

Trả lời