You are currently viewing Tình hình cung cầu các loại than trong nước và trên thế giới

Tình hình cung cầu các loại than trong nước và trên thế giới

  • Post category:Tin Tức
  • Post comments:0 Comments
  • Reading time:10 mins read

Thị trường các loại than chịu sự ảnh hưởng lớn từ các quốc gia Châu Á 

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu về các loại than, chủ yếu là than nhiệt dùng để sản xuất điện năng, của các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là ở một số thị trường lớn như: thị trường Bắc Mỹ (10%), Nam Mỹ (1%), châu Phi (3%) và châu Âu (12%). Tuy nhiên đối với thị trường châu Á lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh (chiếm 73%), trong đó chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Như vậy có thể nhận định về toàn cảnh nhu cầu than nhiệt trên toàn cầu đang ở trạng thái ổn định với 6,3 tỷ tấn và được dự báo sẽ có xu hướng giảm dần đến 5,5 tỷ tấn than/năm đến 2021.

Trung Quốc tiếp tục là quốc gia có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường than toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều báo cáo từ nước này đưa ra rằng Trung Quốc đang cố gắng hạn chế nhập khẩu than nhiệt có chất lượng thấp. Ngành năng lượng của Trung Quốc đang phát triển, tuy nhiên sản lượng than nhiệt đã giảm đáng kể, và được dự báo sẽ duy trì ở mức 3,0-3,2 tỷ tấn/năm cho tới năm 2025-2030, kể từ khi đạt mức đỉnh điểm gần 4.0 tỷ tấn vào năm 2013. Lý do chính là nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước đang được đáp ứng bởi các loại nhiên liệu thay thế khác cho than đá, như dầu lửa (trong vận tải), khí tự nhiên và năng lượng tái tạo…

Bên cạnh Trung Quốc thì Nhật Bản cũng là một thị trường có nhu cầu sử dụng các loại than lớn ở châu Á. Quốc gia này đang có xu hướng chú trọng nhập khẩu than chất lượng tốt (than sạch), đã tăng khoảng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong khi đó, Ấn Độ lại có xu hướng giảm nhập khẩu than trong giai đoạn này do sản xuất than trong nước vẫn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Và dự đoán sang các năm sau Chính phủ Ấn Độ sẽ cố gắng tự cung, tự cấp than đáp ứng nhu cầu năng lượng của chính quốc gia này.

Hai quốc gia có trữ lượng than lớn khác đó là Indonesia và Úc với sản lượng than nhiệt xuất khẩu có xu hướng ổn định ở mức 350 triệu tấn. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu than á bitum của Indonesia giảm, nhưng tỷ trọng than bitum của Australia lại tăng. Mặc dù xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc tăng (5,0% và 33% tương ứng), nhưng xuất khẩu sang tất cả các thị trường khác lại giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu về các loại than Anthracite và than nhiệt tại Việt Nam

Nhu cầu của các loại than phục vụ cho mục đích sản xuất điện của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2030 được phân ra thành 2 loại: than anthracite và than nhiệt (bitum và abitum). Theo Quy hoạch điện được đặt ra, đến năm 2020, tổng công suất điện sản xuất từ than nhiệt dự kiến khoảng 26.000 MW, chiếm gần 50% điện sản xuất; năm 2025 đạt khoảng 47.600 MW, chiếm 55% điện sản xuất; năm 2030 đạt 55.300MW, chiếm 53,2% điện sản xuất. Cụ thể nhu cầu từng loại than trong giai đoạn 2017-2030 như sau:

Sản lượng các loại than cần tiêu thụ, đặc biệt là than Anthracite, của các doanh nghiệp trong nước

1/ Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ trung bình 21 triệu tấn các loại than một năm để sản xuất tổng công suất điện là 8.400 MW cho có 14 nhà máy đang hoạt động. 

2/ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 3 nhà máy đang hoạt động, có tổng công suất điện là 3.600 MW, cần tiêu thụ khoảng 10,5 triệu tấn than/năm.

3/ Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam có 7 nhà máy đang hoạt động, có tổng công suất điện là 1.505 MW,  ước tính tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn than/năm.

4/ Các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước có 4-5 nhà máy đã và sắp đưa vào hoạt động, có tổng công suất 1.500-2.000 MW,  ước tính tiêu thụ khoảng 4-5 triệu tấn than/năm.

Như vậy, tại thời điểm hiện nay tổng nhu cầu than Anthracite cần cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện hoạt động lên đến 40-42 triệu tấn than/năm.

Nhu cầu các loại than nhiệt (bitum và á bitum) nhập khẩu trong giai đoạn 2017-2030

1/ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tiêu thụ 12 triệu tấn các loại than, phục vụ 4 dự án đang xây dựng, với tổng công suất điện 3.700 MW (trong giai đoạn 2017-2020).

2/ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 2 dự án đang xây dựng, có tổng công suất điện 2.400 MW, có nhu cầu tiêu thụ 7 triệu tấn than/năm (trong giai đoạn 2018-2021).

3/ Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam có 1 nhà máy đang triển khai, có tổng công suất là 1.200 MW, có nhu cầu tiêu thụ 3,5 triệu tấn than/năm (trong giai đoạn 2020 – 2022).

Thị trường các loại than tại Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn nào ?

Trong điều kiện khai thác các loại than ở Việt Nam ngày càng phải xuống sâu và xa hơn so với mặt đất dẫn đến làm tăng hệ số bóc đất, tăng cung độ vận chuyển (từ năm 1995 đến 2015: hệ số đất tăng 3,1 lần, từ 3,41 m3/tấn lên 10,71 m3/tấn, cung độ vận chuyển đất tăng 4 lần từ 1,03 km lên 4,1 km), các mỏ hầm lò từ mức + 0 so với mức nước biển đã xuống -300-500m, áp lực mỏ lớn, khí, nước nhiều,… 

Tất cả các yếu tố trên cũng góp phần làm cho chi phí thông gió, thoát nước, vận tải tăng cao, từ đó dẫn đến giá than cũng tăng theo. Suất đầu tư tăng làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay và đang có xu thế tiếp tục tăng khi đầu tư khai thác xuống sâu. Khả năng cơ giới hóa đồng bộ rất thấp, gặp nhiều khó khăn, chi phí môi trường tăng cao, và năng suất lao động thấp (thấp nhất trong ngành mỏ của các nước trên thế giới).

Trả lời